Nguyên nhân gây ra hiệu ứng momentum

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 34 - 37)

Nguồn: Các tác giả tổng hợp Hiệu ứng momentum Theo lý thuyết tài chính hành vi Phản ứng chậm và phản ứng thái quá

Tự tin thái quá

Bảo thủ Do tự quy kết Neo đậu Do sẵn có Bỏ qua quan sát nhỏ, tính đại diện Lý thuyết triển vọng Mô hình thông

tin lan truyền chậm Giao dịch phản hồi tích cực Theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc Các nhân tố vĩ mô Đặc trưng của doanh nghiệp Quy mô Giá trị Rủi ro thị trường

ii. Các yếu tố rủi ro đặc trưng doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu cho rằng những cổ phiếu nhỏ thường có momentum mạnh hơn (Jegadeesh and Titman, 1993; Rouwenhorst, 1998, 1999; Wang, 2004; Cakici and cộng sự, 2013; Demir và cộng sự, 2003; Fama and French, 2008; Cohen và cộng sự, 2002). Do những cổ phiếu nhỏ thường nhận được ít sự chú ý của chuyên gia phân tích và truyền thông, ít giao dịch và có chi phí giao dịch cao hơn, dẫn đến cơ hội duy trì lợi nhuận có thể kéo dài (Jegadeesh and Titman, 1993).

Ngược lại, Alhenawi (2015) và Brailsford and O’Brien (2008) cho rằng cổ phiếu lớn có momentum mạnh hơn. Đặc biệt, tương tác của hai hiệu ứng này bị ảnh hưởng bởi tình trạng thị trường. Trong giai đoạn thị trường tăng điểm, giá cổ phiếu tiếp tục xu hướng tăng, kéo theo quy mô tăng, tương tác momentum và quy mô chặt hơn (Alhenawi, 2015). Thông thường các cổ phiếu lớn có xu hướng chịu chi phí giao dịch ít hơn so với các cổ phiếu nhỏ, do tính thanh khoản cao hơn do đó chênh lệch giá mua và giá bán thấp hơn, chi phí tác động tới giá thấp hơn. Theo đó lợi suất của chiến lược momentum đối với những hãng lớn sẽ cao hơn những hãng nhỏ (Lesmond và cộng sự, 2004).

Trong khi Israel and Moskowitz (2013) và Teplova and Mikova (2015) kết luận không có mối tương quan đáng tin cậy giữa quy mô và momentum.

Giá trị của cổ phiếu

Để đánh giá ảnh hưởng của giá trị tới momentum, các nghiên cứu thường so sánh hiệu suất chiến lược momentum thực hiện trong các nhóm các cổ phiếu giá trị và nhóm các cổ phiếu tăng trưởng. Daniel and Titman (1999) tìm thấy lợi nhuận hiệu ứng momentum cao hơn trong nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Hai ông giải thích rằng các cổ phiếu có hệ số BE/ME thấp có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn, nhưng cũng khó đánh giá hơn so với các cổ phiếu có hệ số BE/ME cao. Các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tự tin hơn về khả năng của bản thân khi xử lý cổ phiếu có thông tin phức tạp hơn cổ phiếu ổn định. Tâm lý tự tin thái quá này dẫn đến momentum dường như lớn hơn trong nhóm các cổ phiếu tăng trưởng.

Rouwenthorst (1999) chứng tỏ các cổ phiếu giá trị có xu hướng momentum mạnh hơn các cổ phiếu tăng trưởng khi nghiên cứu trên 20 thị trường mới nổi. Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Wang (2004) tìm thấy hệ số BE/ME có tác động yếu tới lợi nhuận hiệu ứng momentum so với tác động của quy mô. Trong khi đó Teptova and Mikova (2014), Asness và cộng sự (2013), Grobys and Huta-Halkola (2019) cho rằng có tương quan âm giữa momentum và hệ số BE/ME. DeGroot and cộng sự (2010) đồng

ý có mối quan hệ tương quan âm này trong nhóm các thị trường cận biên, trong khi đó ở thị trường các nước phát triển và các nước mới nổi thì không có tương quan. Nagel (2001) khẳng định rằng hiện tượng đảo ngược là do hiệu ứng giá trị. Cụ thể, cổ phiếu thắng có xu hướng trở thành cổ phiếu tăng trưởng; trong khi đó, cổ phiếu thua có xu hướng trở thành cổ phiếu giá trị.

Rủi ro thị trường beta

Theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc, nếu chiến lược momentum có lợi nhuận thì đó là phần bù cho mức rủi ro lớn, do đó danh mục thắng có thể rủi ro cao hơn danh mục thua. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jegadeesh and Titman (1993) dẫn chứng rằng hệ số của beta của các cổ phiếu thắng thậm chí thấp hơn các cổ phiếu thua; lợi nhuận của danh mục momentum đồng biến theo beta. Trên cơ sở nghiên cứu của Frazzini and Pedersen (2014) cho rằng những cổ phiếu có beta thấp hơn thường có tỷ suất sinh lợi sau khi bù rủi ro cao hơn, Zhao và cộng sự (2018) xây dựng chiến lược beta momentum. Chiến lược này là mua các cổ phiếu thắng trong số các cổ phiếu có beta thấp và bán các cổ phiếu thua trong số các cổ phiếu có beta cao. Chiến lược beta momentum thu được lợi nhuận trội hơn so với các chiến lược do Frazzini and Pedersen (2014) đề xuất. Cenesizoglu and cộng sự (2019) khẳng định có tương quan chặt giữa beta và momentum, beta có thể giải thích được 40% đến 60% mức lợi nhuận hiệu ứng momentum.

1.4.2.2. Giải thích theo lý thuyết hành vi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, lợi suất của các chiến lược momentum vẫn còn đáng kể sau khi kiểm soát các yếu tố rủi ro; có nghĩa các yếu tố rủi ro chưa đủ để giải thích lợi nhuận hiệu ứng momentum (Jegadeesh and Titman, 1993; Fama and French, 1996, 1998). Lý thuyết tài chính hành vi giải thích sự xuất hiện các hiệu ứng momentum là do phản ứng trễ và phản ứng thái quá của nhà đầu tư (Bodie & cộng sự, 2017). Nhà đầu tư phản ứng trễ là nhà đầu tư phản ứng quá ít với thông tin mới, xu hướng gây ra phản ứng trễ của giá cổ phiếu. Tức là giá cổ phiếu điều chỉnh dần dần theo một xu hướng cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng làm xuất hiện hiệu ứng momentum. Hình 1.8 mô tả tác động của thông tin mới gồm “tin tốt” và “tin xấu” tới giá cổ phiếu. Nhà đầu tư phản ứng thái quá là nhà đầu tư phản ứng quá mạnh với tin tức, gây ra phản ứng thái quá của giá cổ phiếu. Tức là giá cổ phiếu dịch chuyển quá xa so với ban đầu gây ra hiệu ứng momentum, tuy nhiên về dài hạn dẫn đến sự đảo ngược giá để cuối cùng giá trở lại trạng thái cân bằng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)