Các nhân tố tác động tới hiệu ứng momentum

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 48 - 49)

6. Kết cấu của đề tài

2.4. Các nhân tố tác động tới hiệu ứng momentum

Đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro tới lợi nhuận hiệu ứng momentum có thể thông qua các mô hình định giá. Tuy nhiên phần bù yếu tố rủi ro có trong lợi nhuận hiệu ứng momentum chưa chắc được phát hiện thông qua các mô hình vì các mô hình này có thể không đề cập được hết rủi ro. Nếu điều này là đúng thì cần tìm phương pháp khác để khảo sát tác động của rủi ro tới lợi nhuận hiệu ứng momentum. Do danh mục thắng và danh mục thua được được xây dựng dựa trên suất sinh lợi quá khứ. Theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc, cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao trong quá khứ có thể do có kỳ vọng cao có nghĩa có nhiều rủi ro, kéo theo danh mục thắng có thể bao gồm những cổ phiếu có rủi ro cao và tiếp tục có tỷ suất sinh lợi cao trong tương lai.

Phương pháp phân tích danh mục hai biến xây dựng các danh mục momentum trong các nhóm cổ phiếu có tương đồng về yếu tố rủi ro trong quá khứ. Do chênh lệch rủi ro của các cổ phiếu trong các nhóm con thấp hơn trong toàn bộ mẫu, mà rủi ro này

liên quan đến kỳ vọng tỷ suất sinh lời. Nên nếu chênh lệch rủi ro của các cổ phiếu là nguyên nhân gây ra hiệu ứng momentum, dẫn dến chênh lệch kỳ vọng tỷ suất sinh lời là nguồn gốc của lợi nhuận hiệu ứng momentum thì lợi nhuận hiệu ứng momentum trong các nhóm cổ phiếu sẽ nhỏ hơn trên toàn bộ mẫu. Ngược lại, nếu chênh lệch rủi ro hay chênh lệch kỳ vọng tỷ suất sinh lời giữa các cổ phiếu không gây ra hiệu ứng momentum thì lợi nhuận hiệu ứng momentum trong các nhóm con không nhất thiết nhỏ hơn trên toàn bộ mẫu. Phương pháp xây dựng các danh mục dựa trên hai biến gồm biến kiểm soát và biến cơ sở, trong đó biến cơ sở là momentum và biến kiểm soát là yếu tố rủi ro.

Cụ thể, ở đầu tuần t, dựa vào giá trị yếu tố rủi ro của cổ phiếu trong tuần t – 1, sắp xếp các cổ phiếu theo thứ tự tăng dần để phân chia thành 3 nhóm theo tỉ lệ 30%, 40%, và 30%, gọi là Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích danh mục đơn biến cho mỗi nhóm.

Hình 2.2. Phân tích danh mục hai biến

Nguồn: Các tác giả

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)