Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 41 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc kế thừa nguồn dữ liệu có sẵn. Các dữ liệu đã đƣợc qua xử lý. Là phƣơng pháp thu thập các thông tin đã qua xử lý về tình hình hoạt động, phát triển của địa phƣơng, các phƣơng thức Marketing chung của tỉnh gắn với mục tiêu phát triển du lịch qua các thông tin đƣợc lấy từ website, tập san nội bộ, báo cáo tài chính, các dữ liệu về quản lý hoạt động, chiến lƣợc Marketing của tỉnh trong 5 năm gần đây

Dữ liệu thứ cấp giúp luận văn xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Đây là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp giúp đƣa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trƣờng hợp thực hiện những nghiên cứu mà không cần thiết phải có dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp cần bao gồm các loại tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, ngoài ngành, các tác phẩm khoa học (là công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết nhƣng không mang tính thời sự), thông tin đại chúng (gồm các bản tin, báo chí, chƣơng trình phát thanh, truyền hình,…) đƣợc sƣu tầm qua mạng

internet, trong các trƣờng học, các hiệu sách, từ ngƣời quen biết có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc áp dụng Marketing địa phƣơng phát triển du lịch.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm lấy đƣợc thông tin trực tiếp mang tính thực tế cao và chính xác tại thời điểm hiện tại. Dữ liệu thu thập đƣợc có tính mới hoàn toàn và sẽ chủ động trong công tác điều tra để lên phƣơng án thu thập tốt nhất.

Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát để phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing địa phƣơng gắn với phát triển du lịch của Thanh Hóa.

Mục đích của phƣơng pháp giúp đề tài nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát một cách thực tế hơn về hoạt động của địa phƣơng, các nhu cầu, đánh giá khách quan về du lịch trên địa bàn tỉnh mà qua phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp không có đƣợc, từ đó có cách nhìn khách quan hơn, tổng thể hơn về các hoạt động Marketing cụ thể của tỉnh.

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phƣơng pháp khảo sát trực tiếp đƣợc lấy ý kiến từ các đối tƣợng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể đối tƣợng khảo sát chính ở đây là khách du lịch trong và ngoài nƣớc; Dân cƣ và các cá nhân, doanh nghiệp đang sinh sống và công tác tại địa bàn.

Lập bảng hỏi gồm có các bƣớc: Bƣớc 1: Xây dựng phiếu điều tra

Bƣớc 2: Phát phiếu điều tra cho đối tƣợng khách hàng cần điều tra

Bƣớc 3: Thu phiếu điều tra sau khi đối tƣợng điều tra hoàn thành bảng hỏi Bƣớc 4: Phân loại phiếu điều tra, loại bỏ phiếu không hợp lệ

Bƣớc 5: Xử lý số liệu và đƣa ra kết quả điều tra

Mục đích của phƣơng pháp này là lấy đƣợc các nguồn thông tin, số liệu khách quan về vấn đề nghiên cứu.

Với du khách trong và ngoài nƣớc, phát phiểu hỏi, khảo sát với mục đích lấy đƣợc nguồn thông tin chính xác, khách quan, trung thực về đánh giá, cảm nhận của du khách khi tới địa phƣơng, về môi trƣờng sinh thái, tài nguyên du lịch, các dịch

vụ công cộng. Đặc biệt là sự kỳ vọng của du khách với du lịch địa phƣơng trong tƣơng lai.

Phỏng vấn đối tƣợng là dân cƣ và các doanh nghiệp đang sinh sống và công tác trên địa bàn. Đây là các đối tƣợng thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề ở địa phƣơng nhƣ môi trƣờng sống, dịch vụ. Lấy ý kiến của các đối tƣợng này nhằm mục đích đánh giá chính xác, thực tế về thực trạng phát triển cũng nhƣ các vấn đề còn tồn tại trong địa phƣơng.

Phỏng vấn các đối tƣợng chƣa phải là khách hàng của địa phƣơng, với nhóm này, đƣa ra các câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhu cầu về du lịch, khai thác thêm những nguyên nhân dẫn đến việc các đối tƣợng này chƣa phải là khách hàng của địa phƣơng.

Phát 100 bảng hỏi khảo sát gồm 6 câu cho các du khách hiện đang là khách du lịch của địa phƣơng( phụ lục 1) và phát 50 bảng hỏi khảo sát gồm 6 câu với đối tƣợng chƣa phải là khách hàng của địa phƣơng (phụ lục 2).

Các tiêu chí đánh giá khảo sát trong bảng hỏi bao gồm: - Về môi trƣờng sinh thái, cơ sở hạ tầng và an ninh - Về văn hóa và con ngƣời

- Về các dịch vụ phục vụ du lịch

Các nguồn thông tin này cung cấp nguồn dữ liệu, dựa vào đó để làm tiền đề cho việc phân tích số liệu về sau.

Kết cấu bảng hỏi khảo sát:

Phần Nội dung

Phần 1 Tiêu đề cuộc điều tra và thông tin đối tƣợng điều tra

Phần 2 Nội dung câu hỏi chia làm ba phần

- Môi trƣờng sinh thái, cơ sở hạ tầng và an ninh - Văn hóa và con ngƣời

- Về các dịch vụ phục vụ du lịch

Phƣơng pháp quan sát:

Phƣơng pháp này dùng các giác quan để quan sát, dùng tƣ duy để phán đoán, ghi lại các hành vi ứng xử đối tƣợng đƣợc quan sát. Cụ thể đối tƣợng trong vấn đề nghiên cứu này là du khách khi đến tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch.

Mục đích của phƣơng pháp này là quan sát hành vi, thái độ của du khách, các biểu hiện cũng nhƣ sự chi trả trong quá trình du lịch tại địa phƣơng để lấy thêm tƣ liệu tham khảo, nghiên cứu để có sự đánh giá bao quát hơn trong quá trình xây dựng các chiến lƣợc và giải pháp phát triển du lịch.

Phƣơng pháp phỏng vấn:

Với phƣơng pháp này sẽ có một hệ thống các câu hỏi đã đƣợc soạn thảo sẵn cho buổi gặp gỡ, trao đổi phỏng vấn trực tiếp với các đối tƣợng đƣợc điều tra.

Đối tƣợng cụ thể trong phƣơng pháp này là các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Marketing nói riêng đang công tác tại các sở ban ngành địa phƣơng.

Sau khi xây dựng và lựa chọn các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng các câu hỏi chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu, với mục đích thu thập đƣợc các ý kiến làm cơ sở tham khảo để xây dựng chiến lƣợc và đƣa thêm các giải pháp áp dụng Marketing địa phƣơng phát triển du lịch.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Kiểm tra các số liệu thu thập đƣợc, chọn lọc số liệu cho thông tin cần thiết. Tính toán các chỉ tiêu đƣợc kiểm tra tính chính xác.

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Đối với phƣơng pháp này, luận văn dựa vào các tài liệu, dữ liệu lý thuyết đã đƣợc sử dụng, trong đó có các dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc về Marketing địa phƣơng, sau đó tổng hợp các dữ liệu để phân tích và làm rõ hơn để áp dụng vào các chƣơng tiếp theo.

Phƣơng pháp thống kê mô tả

Dùng thống kê dữ liệu điều tra khảo sát. Dựa vào dữ liệu khảo sát, tài liệu, báo cáo thống kê số liệu liên quan. Dữ liệu thống kê sẽ đƣợc dùng cho phần phân tích

kết quả khảo sát. Những đánh giá, nhận định này sẽ đƣợc biểu thị bằng biểu đồ mô tả, bảng dữ liệu tăng tính đối chiếu, so sánh để thuận lợi cho quá trình phân tích.

Các phiếu tự điền và phiếu điều tra sẽ đƣợc nhập và quản lý bằng phần mềm excel. Còn số liệu đơn giản thì dùng máy tính bỏ túi, các số liệu đƣợc xử lý sẽ dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế. Số liệu sau khi xử lý xong thì đƣợc sắp xếp theo mục đích cần phân tích.

Phƣơng pháp so sánh

Sử dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động Marketing của tỉnh, những mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả của tỉnh trong hoạt động Marketing, để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút đầu tƣ và phát triển lợi thế du lịch.

Kết luận chƣơng 2

Nội dung của chƣơng 2 là đƣa ra các phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu luận văn. Đây là tiền đề để phân tích, đánh giá và làm cơ sở để đối chiếu tính chân thực của luận văn. Với chƣơng này, tiến hành làm các phƣơng pháp nghiên cứu. điều tra, tính toán dựa trên các số liệu có thực để lấy cơ sở phân tích, làm nền móng cho các chƣơng tiếp theo

CHƢƠNG 3

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƢƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)