Marketing hình tượng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 94 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.1. Marketing hình tượng địa phương

Hình tƣợng địa phƣơng là tổng hợp của những niềm tin, ý tƣởng và ấn tƣợng mà ngƣời ta có về một địa phƣơng. Hình tƣợng địa phƣơng tiêu biểu cho sự đơn giản hóa phần lớn là liệt kê những mẫu thông tin gắn với địa phƣơng. Đây là bƣớc đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tƣợng mục tiêu là khách du lich về hình ảnh của thành phố nhƣ là một nơi lý tƣởng để du lịch, để nghỉ ngơi và khám phá các danh lam thắng cảnh của địa phƣơng. Để tạo ấn tƣợng với mọi ngƣời về địa phƣơng mình, cần xây dựng hình ảnh địa phƣơng thật hấp dẫn và độc đáo. Thời gian qua

Thanh Hóa đƣợc biết đến với một hình ảnh còn rất chung, phổ biến là một tỉnh bắc miền trung còn nhiều khó khăn. Chƣa tạo cho mình điểm nhấn và dấu ấn riêng.

Thanh Hóa là một trong những cái nôi của nền văn minh Lạc Việt, là vùng đất có lịch sử lâu đời với cái tên Ái Châu có từ triều nhà Lƣơng (TK thứ 6) giai đoạn bắc thuộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc, xứ Thanh luôn là điểm sáng trên bản đồ ái quốc của ngƣời Việt. Đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tất cả các nét đặc trƣng về địa lý, khí hậu. Trên phƣơng diện địa lý, Thanh Hóa là một tỉnh vừa có biển, vừa có rừng, vừa có đồng bằng lại vừa có núi non hiểm trở. Xét về nông lâm nghiệp, câu nói quen thuộc 7 “lờ” (Lúa, lang, lạc, lợn, luồng, lim, lát) chính là một lát cắt ngang đặc trƣng của xứ Thanh. Về mặt khí hậu, Thanh Hóa là tỉnh ở bắc Trung bộ mang nét đặc trƣng nhất của khí hậu gió mùa, trong đó một năm đƣợc chia ra thành bốn mùa rõ rệt tại đồng bằng ven biển, trong khi đó trên khu vực miền núi, một năm chỉ có hai mùa là “mùa mƣa” và “mùa khô” nhƣ các tỉnh miền nam. Về dân cƣ, Thanh hóa là tỉnh có nhiều các dân tộc anh em cùng nhau chung sống trong đó nhiều nhất là ngƣời Kinh, Mƣờng, ngƣời Thái và ngƣời Hmông.

Do tính đặc thù về địa lý và văn hóa nơi đây, Thanh Hóa chính là cái nôi – phát tích của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Nếu tính từ sau khi nƣớc Nam Việt mất và tay nhà Hán (năm 111 trƣớc công nguyên) đến trƣớc năm 938, xứ Thanh là nơi sản sinh ra Triệu Thị Trinh (Lệ hải Bà Vƣơng) và Dƣơng Đình Nghệ, hai trong một số ít ỏi những ngƣời đã đứng lên chống lại sự đô hộ của phƣơng Bắc (các nơi khác có Hai Bà Trƣng, Lí Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hƣng). Sau khi giành đƣợc độc lập từ phƣơng bắc, tính từ thời nhà Nhà Ngô (năm 938) đến hết nhà Nguyễn (năm 1945), trong số 8 triều đại vừa dài vừa ngắn bao gồm Ngô, Đinh,Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn thì đã có tới 4 triều đại có xuất thân từ Thanh Hóa đó là: Tiền Lê (Lê Hoàn), Hồ (Hồ Quý Ly), Hậu Lê (Lê Lợi), và Nguyễn (Nguyễn Ánh). Đặc biệt trong lịch sử Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất hai triều chúa là Trịnh và Nguyễn (kéo dài khoảng 200 năm) thì cả hai đều xuất phát từ

Thanh Hóa. Xét về độ dài thì trong khoảng thời gian 1007 năm đó, các triều đại có xuất xứ từ Ái Châu -Thanh Hóa đó đã cai trị Việt Nam đến khoảng 600 năm.

Nói đến lời ăn tiếng nói Thanh Hóa, ngƣời ta thƣờng nhấn mạnh cụm từ “mô, tê, răng, rứa”, nhƣ là điểm đặc trƣng nhất. Nhƣng “mô, tê, răng, rứa” từ sông Lam vào đến vịnh Hà Tiên, cả Trung - Nam bộ (quá nửa nƣớc) đều nói, chỉ khác nhau dấu giọng (phát âm) nặng nhẹ - sự thực, vùng ngôn ngữ xứ Thanh là một thế giới âm thanh vô cùng phong phú - phong phú đến rối rắm, phức tạp, khác nào ngàn cây nội cỏ, khiến nhà nghiên cứu ngại bƣớc chân vào. Tuy nhiên, khi nó đƣợc khám phá, ai cũng thấy hết sức thú vị, do đặc thù về địa lý, văn hóa và lịch sử của mình là một vùng đất thấm đẫm sự hào hùng của dân tộc Việt, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt‟ của đất nƣớc chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)