Marketing con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.4. Marketing con người

Từ xƣa đến nay, Thanh Hóa vốn là mảnh đất anh hùng, sinh ra những con ngƣời gan dạ dũng cảm. Ngƣời xứ Thanh có lẽ là những ngƣời mang đầy đủ nhất các nét đặc trƣng cả tích cực và tiêu cực của ngƣời Việt chúng ta – ở mặt tiêu cực điển hình là khách khí, câu nệ và gia trƣởng, nông nổi, v,v, còn ở mặt tích cực thì hào khí, anh hùng, yêu nƣớc và uyên thâm. Tính “đại diện” rõ rệt này đã khiến cho dân xứ Thanh hay bị ngƣời tỉnh khác (đặc biệt ở phía bắc) kỳ thị. Vấn đề là ngƣời ta đã quên đi rằng đa phần ngƣời Việt Nam đều mang trong mình một phần các tính cách ấy, chẳng qua ngƣời Thanh hóa có tính đại diện cao hơn.

Do tính đặc thù về địa lý và văn hóa nơi đây, Thanh Hóa chính là cái nôi – phát tích của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Nếu tính từ sau khi nƣớc Nam Việt mất và tay nhà Hán (năm 111 trƣớc công nguyên) đến trƣớc năm 938, xứ Thanh là nơi sản sinh ra Triệu Thị Trinh (Lệ hải Bà Vƣơng) và Dƣơng Đình Nghệ, hai trong một số ít ỏi những ngƣời đã đứng lên chống lại sự đô hộ của phƣơng Bắc (các nơi khác có Hai Bà Trƣng, Lí Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hƣng). Sau khi giành đƣợc độc lập từ phƣơng bắc, tính từ thời nhà Nhà Ngô (năm 938) đến hết nhà

Nguyễn (năm 1945), trong số 8 triều đại vừa dài vừa ngắn bao gồm Ngô, Đinh,Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn thì đã có tới 4 triều đại có xuất thân từ Thanh Hóa đó là: Tiền Lê (Lê Hoàn), Hồ (Hồ Quý Ly), Hậu Lê (Lê Lợi), và Nguyễn (Nguyễn Ánh). Đặc biệt trong lịch sử Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất hai triều chúa là Trịnh và Nguyễn (kéo dài khoảng 200 năm) thì cả hai đều xuất phát từ Thanh Hóa. Xét về độ dài thì trong khoảng thời gian 1007 năm đó, các triều đại có xuất xứ từ Ái Châu -Thanh Hóa đó đã cai trị Việt Nam đến khoảng 600 năm. Về học thuật, từ thời nhà Hậu Lê về sau, xứ Thanh từng là quê hƣơng của rất nhiều Tiến Sĩ có tên trên bia đá Văn Miếu tại Hà Nội và Huế, mà huyện Hoàng Hóa là một đại diện tiêu biểu nhất về truyền thống học tập của tỉnh Thanh. Riêng xã Hoàng Lộc, trong khoảng 400 năm từ thời vua Lê Thánh Tông đến thời Khải Định (1919), xã này đã có tới 12 ngƣời có tên trong bảng vàng khoa cử và 7 ngƣời trong số đó đƣợc khắc tên trong Văn Miếu. Ngoài ra Hoàng Lộc còn có tới 200 Hƣơng cống (trong đó có Cống Quỳnh – tức Trạng Quỳnh),cử nhân và 140 Tú tài. Ngày nay xã này hiện có tới 40 Tiến Sĩ, 30 Thạc Sĩ và 600 Cử Nhân. Ngƣời xứ Thanh chăm học chắc ai cũng biết và nếu xét về thành tích thi cử thì Thanh Hóa có thể nói là một trong những “đất học” của nƣớc Việt chúng ta.

Sự đơn giản của ngƣời dân xứ Thanh còn đƣợc thể hiện qua lòng yêu nƣớc và sẵn sàng hy sinh của rất nhiều ngƣời khi đất nƣớc lâm nguy. Chính vì lẽ đó mà trong mấy cuộc chiến gần đây nhƣ chiến dịch Điện Biên Phủ, hay kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hóa vẫn luôn là tỉnh đóng góp nhiều ngƣời nhất kể cả về hậu cần lẫn binh sỹ cho mặt trận. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của xứ Thanh trong chiến tranh vệ quộc; vì vậy kể từ khi thành lập nƣớc năm 1945 đến khi qua đời, tổng cộng Ngƣời đã về thăm Thanh Hóa đến 4 lần (so với 2 lần về thăm quê tại Nghệ An).

Con ngƣời Thanh Hóa có bản tính chất phác, thật thà ngày thẳng. Luôn sống với những điều tốt. Ngƣời Thanh Hóa hòa đồng thân thiện, hiếu khách là một trong những yếu tố hấp dẫn của địa phƣơng. Chính vì thế, việc nâng cao ý thức ngƣời dân về thái độ và cách ứng xử có văn hóa đối với khách du lịch là một hoạt động cần tăng cƣờng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)