Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 104 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phƣơng phát triển du lịch, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch thƣờng xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng rất phong phú.

Thanh Hóa có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, chính vì thế có rất nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phát triển thêm các loại hình du lịch, giữ chân du khách nhƣ nghĩ dƣỡng, câu cá, lặn biển…tổ chức thêm các chƣơng trình vào buổi tối, các tour nhiều điểm đến, đầu tƣ xây dựng thêm các khu mua sắm, ẩm thực, hay tụ điểm ca nhạc. Tại một khách sạn, ngoài dịch vụ lƣu trú còn có các dịch vụ khác nhƣ: dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng,

dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dìch vụ chăm sóc trẻ em, bán hàng lƣu niệm,... Sự đa dạng hoá sản phẩm du lịch đƣợc thực hiện không chỉ bẳng ở cách tạo ra các dịch vụ riêng lẻ mới, mà còn tạo rạ các Ịịản phẩm trọn gói mới, chẳng hạn, phát triển loại hình dụ lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition) Sự đa dạng hoá dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia cung ứng các lóại sản phẩm, giải quyết đƣợc nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tƣ, các địa phƣơng và các quốc gia. Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Để làm đƣợc điều đó, Thanh Hóa cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của riêng mình. Bởi nếu phát triển những sản phẩm du lịch tƣơng tự nhƣ các tỉnh khác trong khu vực sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc thu hút khách du lịch.

Yếu tố truyền thống và văn hóa ở đây cũng rất đƣợc coi trọng, du khách đến địa phƣơng không chỉ là nghỉ dƣỡng, mà còn là khám phá, là tận hƣởng những giá trị khác biệt mà không thể tìm thấy ở các địa phƣơng khác. Từ đó sẽ tạo thêm đƣợc ấn tƣợng cho du khách, và sự trở lại sẽ cao hơn. Để các sản phẩm du lịch đặc trƣng phát huy hiệu quả, trong định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh cũng đã chú trọng đến một số vấn đề nhƣ: Chiến lƣợc tiếp thị, chiến lƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho từng loại sản phẩm du lịch đặc trƣng (đã đƣợc xác định), chiến lƣợc phân đoạn thị trƣờng theo các yếu tố dân số xã hội học và hình thức đi du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)