Marketing cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 99 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.3. Marketing cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên du lịch. Cơ sở hạ tầng đƣợc đánh giá bằng số lƣợng, chất lƣợng, tính đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt chuẩn quốc gia. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ tới Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nhƣ: Đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nƣớc sâu nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lƣu thông Nam Bắc.Hệ thống giao thông thuận tiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển; về hàng không, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng có bƣớc đột phá về vận chuyển hành khách trong năm 2015. Trên địa bàn có 19.334km đƣờng bộ, hành lang lƣu thông và liên kết với các vùng trong cả nƣớc thuận tiện, với các nƣớc lân cận và trong nội tỉnh khá thuận lợi so với nhiều địa phƣơng khác. Có 92km đƣờng sắt Bắc - Nam. Mạng lƣới giao thông đƣờng biển với 102km bờ biển, 5 lạch cửa nối liền Thanh Hóa với hầu hết các cảng biển của các tỉnh ven biển Việt Nam và cảng nƣớc sâu Nghi Sơn có thế đón tàu có trọng tải lớn cập cảng. Tỉnh còn có 30 con sông lớn nhỏ với chiều dài 1.899km, hiện đã có khoảng 360km đƣờng sông đƣợc khai thác thuộc các tuyến sông lớn nhƣ Sông Mã, Sông Chu, Sông Đò Lèn...

Hiện tại, Thanh Hóa đã xây dựng các hệ thống chế biến, xử lý rác thải tại các khu trung tâm thành phố, Sầm Sơn và các điểm du lich khác, quy hoạch các vị trí du lịch

Trong những năm gần đây, lƣợng khách du lịch đến Thanh Hóa là rất lớn, chính vì thế, để đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, Thanh Hóa đã đầu tƣ nhiều dự án, xây dựng và nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là lƣợng khách du lịch quốc tế. Xây dựng thêm các công trình lƣu trú tại địa phƣơng nhằm đảm bảo sự văn minh, thoải mái và an toàn đối với du khách.

Trong năm 2015, Thanh Hóa đã cho xây dựng cơ sở trƣng bày, triển lãm hội chợ với kinh phí lên với hơn 200 tỷ đồng, tạo cơ hội chia sẻ, trƣng bày và quảng bá các sản phẩm du lịch, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế.

Các hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đã đƣợc kiểm tra sát sao, đạt chuẩn quốc tế. các điểm vui chơi, giải trí đã và đang ngày đƣợc mở rộng, đảm bảo phục vụ đƣợc hết các nhu cầu tối thiểu của du khách, các khu vui chơi phong phú và đa dạng, phù hợp với tất cả các đối tƣợng.

Hiên tại, địa phƣơng có 625 cơ sở lƣu trú và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 6 cả nƣớc về lƣợng cơ sở lƣu trú. khách sạn, resort đƣợc xếp hạng từ 1 đến 5 sao chất lƣợng dịch vụ khá chuyên nghiệp, hệ thống du lịch đạt chuẩn, những điểm mua sắm, ăn uống đảm bảo chất lƣợng khiến hầu hết du khách hài lòng nhƣ khách sạn: Sao Mai, Hạc trắng, bộ xây dựng, Liên đoàn lao động tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với công tác quy hoạch Thanh Hóa sẽ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ du khách nhƣ dự án đầu tƣ khu nghỉ dƣỡng FLC Sầm sơn, hệ thống đầu tƣ của tổng công ty sông Đà, tổng số vốn đầu tƣ 4000 tỷ đồng, Đây là tiềm năng lớn của ngành du lịch trong việc thu hút du khách đến Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)