Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 49 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Thanh Hóa

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế

Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nƣớc, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đã từng bƣớc ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và XVI, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 các giai đoạn 2005-2010 và 2010-2015, kinh tế của tỉnh có bƣớc phát triển khả quan.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2005-2010 là 9,1%/năm và 11,3% giai đoạn 2010-2015; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%/năm và dịch vụ tăng 10,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có xu hƣớng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trƣởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 2005 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94.

Chỉ tiêu 2010 2015 Tăng BQ (%/n.)

2005-2015 2005-2010 2010-2015

Tổng GDP 11.910,0 20.333,2 10,2 9,1 11,3

1.Theo ngành kinh tế

-Nông lâm nghiệp và TS 3633.0 41.192,2 3,5 4.4 2,5

-Công nghiệp và XD 4535.0 9.540,8 15,6 15.1 16,0

- Dịch vụ 3739.0 6.673,2 10,2 8.1 12,3

2. Theo khu vực kinh tế

- Quốc doanh 3321.0 4738.0 8,5 9.7 7,4

-Ngoài quốc doanh 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9

- Đầu tƣ nƣớc ngoài 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2015

Về quy mô nền kinh tế

với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cƣ thấp, đời sống dân cƣ, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu ngƣời/năm 2015 đạt 12,4 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nƣớc. Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dƣới 50% nhu cầu chi thƣờng xuyên của tỉnh.

Bảng 3.2: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá(2010-2015)

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2010 2015

I Tổng thu ngân sách 6.627.791 9.723.000

1 Thu trên địa bàn 1.968.670 2.870.000

2 Thu bổ sung từ TW 4.246.230 6.173..000

I Tổng chi trên địa bàn 6.379.102 9.336.000

1 Chi đầu tƣ phát triển 1.042.253 1.223.000

Tr.đó: Chi đầu tƣ XDCB 1.016.103 1.195.000

2 Chi thƣờng Xuyên 2.555.036 6.644.000

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2015

Cơ cấu ngành

Cùng với tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2010, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 27%-38,5%-34,5 so với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005 và 39,6%-26,6%-33,8% (năm 2000); Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp dịch vụ nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu hƣớng này Thanh Hóa có khả năng thực hiện đƣợc mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Cơ cấu thành phần kinh tế

Với chính sách phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh

đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trƣờng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đƣợc phát triển, chiếm ƣu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ.

* Khu vực quốc doanh: Tỉnh đang đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nƣớc. Bên cạnh việc củng cố một số doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ đƣợc cổ phần hoá. Tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,8% năm 2010 xuống còn 23,7% năm 2015.

* Khu vực ngoài quốc doanh: Tỉnh đã huy động đƣợc nguồn lực đáng kể trong đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tỏ rõ sự thích nghi với cơ chế thị trƣờng nên đạt tốc độ tăng trƣởng khá, tỷ trọng năm 2005 chiếm 68,1%, cao hơn so với mức trung bình cả nƣớc (45,7%) và đang có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh; năm 2015 chiếm tỷ trọng 72,6% trong kinh tế tỉnh. *Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mới đƣợc hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế (năm 2010 chiếm 4,1% GDP toàn tỉnh), năm 2015 chiếm 3,7%. Tuy nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh trong tƣơng lai.

Bảng 3.3: Thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế(2010-2015)

Đơn vị : tỷ đồng ; %

*Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2015.

Chỉ tiêu 2010 2015

Tổng GDP (giá hh) 18.745,0 42.206,8

1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 31,6 27

- Công nghiệp và xây dựng 35,1 38,5

- Dịch vụ 33,3 34,5

2. Cơ cấu theo khu vực kinh tế

- Quốc doanh 27.8 23.7

- Ngoài quốc doanh 68,1 72,6

* Những kết quả đạt đƣợc

- Sự phát triển công nghiệp những năm gần đây đã phát huy đƣợc các tiềm năng sẵn có của tỉnh nhƣ nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, tiềm năng lao động… Đã hình thành một cơ cấu công nghiệp tƣơng đối hợp lý nên có tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh.

- Môi trƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp ngày càng đƣợc cải thiện, tạo ra bƣớc phát triển mạnh ở một số ngành nhƣ công nghiệp xi măng, chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng khác, bia, rƣợu.

- Số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tƣ đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất tạo tiền đề cho phát triển mạnh trong tƣơng lai.

- Sự phân bố công nghiệp trên địa bàn ngày càng hợp lý hơn, đã hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp trong những năm tới.

* Những hạn chế cần khắc phục

- Mặc dù công nghiệp phát triển nhanh nhƣng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế chƣa cao. Số cơ sở công nghiệp trên địa bàn nhiều, nhƣng phần lớn quy mô nhỏ, khó khăn trong việc đầu tƣ mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bị, do vậy khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả chƣa cao.

- Cơ cấu ngành tuy có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực nhƣng còn chậm, hiệu quả đầu tƣ thấp. Trình độ công nghệ của phần lớn các cơ sở công nghiệp thấp, ngoại trừ một số cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chƣa hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp sạch cũng nhƣ các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật cao.

- Một số khu công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động nhƣng hiệu quả chƣa cao, giá trị tạo ra trên 1 ha đất công nghiệp còn thấp.

3.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh dân số

Ƣớc tính năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3,5 triệu ngƣời, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nƣớc; mật độ dân số bình quân 307 ngƣời/km2

; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 ngƣời/km2) và 1,2 lần mật độ dân số trung bình cả nƣớc(255 ngƣời/km2). Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 ngƣời/km2; vùng trung du và miền núi 122 ngƣời/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2010-2015 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nƣớc (1,37%). Những năm gần đây, do công tác Dân số và Kế Hoạch Hóa gia đình trong tỉnh đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hƣớng giảm từ 1,17% (thời kỳ 2000 - 2010) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2010-2015).

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mƣờng chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác nhƣ H‟Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hoá đặc trƣng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang đƣợc phục hồi và phát triển theo hƣớng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của tỉnh, nhất là phát triển du lịch.

Về chất lƣợng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ đƣợc huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của ngƣời dân cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó 69 trƣờng mầm non, 343 trƣờng tiểu học, 56 trƣờng THCS và 5 trƣờng THPT. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cƣ là ngƣời dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện

đầu tƣ cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cƣ còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tƣơng đối phổ biến.

Về phân bố dân cƣ: Sự phân bố dân cƣ ở Thanh Hóa rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cƣ sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2010 dân số nông thôn chiếm gần 89% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nƣớc (trung bình cả nƣớc là 27%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.

Bảng 3.4: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2010 - 2015

Chỉ tiêu 2010 2015

1. Tổng dân số (1.000ngƣời) 3,23 3,5

Dân số thành thị (%) 9,5 9,9

2. LĐ trong độ tuổi (1.000 ng.) 1908,0 1869,6

- LĐ đang làm việc trong các ngành KTQD (1.000 ngƣời) 1503,1 1648,8

- Sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) 75,0 77,2

- Tỷ lệ LĐ đƣợc đào tạo so với số LĐ trong độ tuổi (%) 19,6 27,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Thanh Hóa từ 2010-2015

Sự phân bố dân cƣ giữa các huyện và các vùng trong tỉnh cũng không đều. Huyện có số dân cao nhất là Quảng Xƣơng với 258,9 ngƣời (chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh). Huyện có dân số ít nhất là Mƣờng Lát và Quan Sơn chỉ chiếm gần 0,9 % dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số cao nhất ở TP. Thanh Hóa (3.639 ngƣời/km2), thấp nhất là huyện Quan Sơn (38 ngƣời/km2) và huyện Mƣờng Lát (41 ngƣời/km2).

Trong những năm qua, ngoài tình trạng di cƣ tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào ngƣời Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nẩy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cƣ, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Vài năm gần đây, mặc dù tình trạng di cƣ tự do đã giảm nhƣng hiện tƣợng vƣợt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải quy hoạch phân bố xắp xếp lại dân cƣ trên địa bàn để vừa thực

hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội cho các khu vực vùng biên.

Nguồn nhân lực

Theo kết quả điều tra, tổng dân số tỉnh Thanh Hoá vào thời điểm năm 2015 là 3.491.079 ngƣời. Với quy mô dân số gần 3,5 triệu, Thanh Hoá là tỉnh đông dân thứ 3 trong toàn quốc (sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Số ngƣời sống ở khu vực thành thị (phƣờng của các thị xã, thành phố, thị trấn của các huyện) 513.165 ngƣời, chiếm 14,7%; khu vực nông thôn 2.977.914 ngƣời, chiếm 85,3% trong tổng dân số. Dân số miền núi 878.101 ngƣời chiếm 25,1%; miền xuôi 2.612.978 ngƣời, chiếm tỷ lệ 74,9% dân số toàn tỉnh. Dân số Thanh Hoá những năm gần đây đã đạt mức sinh thay thế nên tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi đã giảm từ 23,0% năm 2009 xuống 21,9% năm 2014; đồng thời tỷ lệ ngƣời già tăng 8,3% năm 2009 lên 8,6% năm 2014. Nhƣ vậy, Thanh Hoá đang ở thời kỳ dân số ”vàng” có nhiều cơ hội thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên tỉnh ta đang gặp phải những thách thức và sức ép về việc làm, điều kiện sống, an sinh xã hội.

- Trình độ học vấn cao nhất đạt đƣợc

Trình độ học vấn của dân số tỉnh đã đƣợc cải thiện rõ rệt: Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ tăng từ 94,73% năm 2010 lên 95,8% năm 2015, tƣơng tự tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi THCS tăng từ 87,5% lên 91,2%, THPT từ 55,4% lên 69,7%; tỷ trọng dân số đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật so với dân số 15 tuổi trở lên từ 11,8% lên 17,5%, (bằng sơ cấp từ 1,6% lên 2,4%; bằng trung cấp từ 5,5% lên 7,7%; bằng cao đẳng từ 1,9% lên 2,8%; bằng đại học trở lên từ 2,8% lên 4,6%).

Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2010 xuống còn 72% ; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2010 lên 12% năm 2015; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2010 lên 16% năm 2015. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số

lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của tỉnh còn thấp.

Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lƣợng lao động ở Thanh Hóa đã đƣợc cải thiện một bƣớc, trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chƣa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động đƣợc đào tạo tăng đều qua các năm. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ.

Bảng 3.5: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Đơn vị: 1.000 người TT Chỉ tiêu 2010 2015 I Số LĐ đang làm việc 1.869,6 2029,4 1 LĐ trong ngành NLN và TS 1378,5 1470,3 2 LĐ trong ngành CN – XD 215,0 253,5 3 LĐ trong ngành dịch vụ 276,1 305,6 II Cơ cấu (%) 100.0 100.0 1 LĐ trong ngành NLN và TS 74 72 2 LĐ trong ngành CN – XD 11 12 3 LĐ trong ngành dịch vụ 15 16

Nguồn: Niên giám Thống kê 2010-2015;

Nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã đƣợc nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng và cơ cấu, số lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)