Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 84 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh

4.1. Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Từ việc chỉ ra các thực trạng trong phát triển du lịch Thanh Hóa hiện nay, cũng nhƣ xác định đƣợc giá trị cốt lõi trong việc phát triển du lịch địa phƣơng. Luận văn đƣa ra các chiến lƣợc cũng nhƣ các giải pháp cụ thể nhằm vận dụng và đi vào thực tế trong việc phát triển du lịch Thanh Hóa một cách bền vững.

4.1.1. Quan điểm phát triển

Đế đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc phát triển địa phƣơng, trƣớc hết tỉnh phải xây dựng quy hoạch phát triển của mình. Quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và phù hợp với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam đến năm 2020; phù hợp với định hƣớng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế.

Với quan điểm phát triển: Du lịch phải thực sự đƣợc coi là nền kinh tế mũi nhọn. Ở bất kỳ đâu, để du lịch có thể trở thanh ngành kinh tế mũi nhọn trƣớc tiên phải dựa vào lợi thế về tài nguyên du lịch. Lợi thế về tài nguyên là tiền đề, là yếu tố đầu tiên để lựa chọn phát triển cho địa phƣơng. Thực tế chúng ta có thể thấy nhiều nƣớc nhƣ Singgapo, indonexia, Philippin…nhờ tập trung đầu tƣ khai thác lợi thế về tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo và phát triển thành công ngành du lịch. Đặc biệt ở đây đƣợc biết đến hơn cả là dịch vụ du lịch ở Singgapo. Du lịch Thanh Hóa có thể phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi sự phát triển dựa trên nguồn tài nguyên du lịch khá dồi dào, phong phú của mình. Để có thể làm đƣợc điều đó, Thanh Hóa cần phải đánh giá thị trƣờng, định hƣớng công tác tiếp thị du lịch, đồng thời xử lý nghiêm minh các hiện tƣợng gây rối nhằm đảm bảo an ninh trật tự, cũng là bảo vệ khách du lịch khi tới thăm quan. Phát triển kinh tế xã hội cần gắn liền với bảo vệ môi trƣờng trong sạch, cần thêm nhiều

các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực, luồng văn hóa tƣ tƣởng độc hại du nhập cùng du khách đến từ nhiều vùng văn hóa khác nhau.

Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trƣờng sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nƣớc, ngoài nƣớc và đầu tƣ phát triển du lịch để đến năm 2020 trở thành kinh tế mũi nhọn, trở thành kinh tế trọng điểm và là nguồn thu nhập chính của tỉnh.

Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Đầu tƣ phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hóa lịch sử tạo ra ƣu thế vƣợt trội, xây dựng du lịch Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.

4.1.2. Tầm nhìn

Việt Nam là một đất nƣớc giàu tiềm năng du lịch, du lịch văn hóa, tâm linh, phong phú với các danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch biển. Du lịch Việt Nam đã và đang trở thành tâm điểm thu hút du lịch đối với các du khách trong và ngoài nƣớc.

Nằm trong vùng du lịch Bắc bộ, Thanh Hóa có vị trí cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ và Nam bộ, có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá thuận lợi với đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Xuyên Việt, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh, với đƣờng chiến lƣợc 15A xuyên suốt vùng Trung du và miền núi Thanh Hóa, đƣờng 217 nối với nƣớc bạn Lào; có hệ thống sông ngòi với 4 hệ thống sông chính gồm Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch, 5 cửa lạch chính thông ra biển, cảng biển Nghi Sơn tƣơng lai trở thành cảng nƣớc sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ, Thanh Hóa đƣợc đánh giá là tỉnh có tài nguyên du lịch dồi dào và tiềm năng phát triển lớn mạnh, đặc biệt, ngoài các tỉnh thành trung tâm của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng, Huế, với các di tích, danh làm thắng cảnh và là địa điểm thân quen của du khách trong và ngoài nƣớc, thì Thanh Hóa đang dần xây dựng đƣợc hình ảnh của địa phƣơng mình đến gần hơn với du khách trong và ngoài tỉnh.

Nhu cầu du lịch và khám phá cảnh quan của con ngƣời ngày càng lớn, khi kinh tế ngày một phát triển, đời sống và thu nhập không ngừng nâng cao thì nhu cầu cải thiện và mở rộng tầm nhìn về thế giới là vô tận, chính vì vậy, khi các địa phƣơng xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình thì sẽ có thêm nhiều cơ hội để thu hút thêm lƣợng khách du lịch khắp miền đất nƣớc, đặc biệt là thêm những khách du lịch nƣớc ngoài, có nhu cầu khám phá.

4.1.3. Mục tiêu

Thanh Hóa đã đang là một điểm du lịch, nghỉ dƣỡng tiềm năng của cả nƣớc. Tuy nhiên qua những số liệu đã đƣa ra, chúng ta có thể thấy đã xuất hiện nhiều những thách thức mới cũng nhƣ cơ hội mới đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.

Trƣớc những nguy cơ và thách thức đặt ra, kế hoạch và mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành trụ cột, góp phần lớn vào phát triển kinh tế, phát triển xã hội; trở thành tuyến du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có tính chuyên nghiệp cao; cơ sở vật chất- kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, mang thƣơng hiệu vùng miền, tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại nhƣng vẫn luôn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, và đến năm 2030 trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nƣớc.

Theo đó mục tiêu kinh tế cụ thể đƣợc đặt ra, đó là đến năm 2020 thu hút 200.000 - 250.000 lƣợt khách quốc tế, phục vụ 8.000.000 - 9.000.000 lƣợt khách nội địa, đến năm 2030 sẽ thu hút 500.000 - 650.000 lƣợt khách quốc tế và 16.000.000 - 17.000.000 lƣợt khách nội địa. Về tổng thu từ khách du lịch, đến năm 2020 đạt 403.000.000 USD, phấn đấu đạt 1.200.000.000 USD vào năm 2030…

Bảng 4.1: Dự báo các phƣơng án phát triển du lịch đến năm 2020 Đơn vị: Nghìn lượt khách Chỉ tiêu 2020 2030 Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa Phƣơng án chọn 230 8.500 550 16.500 Phƣơng án cao 250 9.000 650 17.000 Phƣơng án thấp 200 8.000 500 16.000

Để phục vụ lƣợng khách ngày càng tăng cao trong thời gian tới, việc làm cần thiết là tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 26.800 buồng lƣu trú và sẽ tăng lên 37.700 buồng vào năm 2030. Với sự phát triển và đòi hỏi của ngành du lịch, nhu cầu vốn đầu tƣ từ nay đến năm 2015 là 340.000.000 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 480.000.000 USD, giai đoạn 2021 - 2025 là 630.000.000 USD và giai đoạn 2026 - 2030 là 710.000.000 USD.

Cùng với đó, mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch là tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2020 sẽ nâng tổng số lao động lên 112.500 ngƣời (trong đó 37.500 lao động trực tiếp) và năm 2030 lên khoảng 180.900 ngƣời (trong đó 60.300 lao động trực tiếp).

Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, cần có sự định hƣớng, chỉ đạo và quan tâm sâu sát của những ban ngành địa phƣơng, có sự đồng thuận, thống nhất và hợp tác cao từ nhân dân, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Thúc đẩy việc phát triển định hƣớng du lịch, truyền thông kịp thời.

Mục tiêu an ninh: Đảm bảo an toàn an ninh trong du lịch, hạn chế nạn chặt chém trong di chuyển, an toàn khu vực, cƣớp giật, tạo niềm tin cho du khách vào sự an toàn khi đến du lịch nghỉ dƣỡng.

Mục tiêu môi trƣờng: Môi trƣờng là bộ mặt du lịch của tỉnh, có tầm quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh du lịch mang tính bền vững, chính vì thế, cần có sự

phối hợp, xây dựng và bảo vệ môi trƣờng từ trung ƣơng đến địa phƣơng, thực hiện chỉ đạo nghiêm ngặt, tuyên truyền và hành động có ý thức ngƣời dân, cho từng địa phƣơng có cảnh quan du lịch.

Mục tiêu văn hóa xã hội: Xây dựng, tiếp thu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thật sự là yếu tố rất cần thiết để phát triển du lịch. Mỗi vùng miền đều có nét đặc sắc riêng, có điểm nổi bật và đặc trƣng riêng, chính vì thế, cần xây dựng, tôn tạo, bảo vệ và phát huy những điểm mạnh, những giá trị văn hóa riêng của địa phƣơng mình. Mỗi khách du lịch đến địa phƣơng, họ đều có nhu cầu tìm kiếm sự khác biệt, tìm kiếm những điểm mới lạ hấp dẫn, nên bản sắc văn hóa từng vùng miền, chỉ nên hòa nhập chứ không hòa tan, cần lƣu giữ nét riêng để phân biệt giữa mình và các vùng miền khác.

Những định hƣớng: Để đạt đƣợc các mục tiêu về phát triển du lịch, Tỉnh cần đề ra các quan điểm, cá định hƣớng phát triển cơ bản. Trƣớc hết là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển KT-XH, từng bƣớc khẳng định Thanh Hóa là trọng điểm phát triển du lịch của cả nƣớc. Thứ 2 là phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch kết hợp với cải thiện chất lƣợng các sản phẩm du lịch hiện có nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ khai thác du lịch và khẳng định thƣơng hiệu, năng lực cạnh tranh. Thứ 3 là tập trung khai thác hiệu quả thị trƣờng nội địa, phát triển thị trƣờng khách du lịch quốc tế với mục đích kinh doanh - thƣơng mại gắn với KKT Nghi Sơn. Thứ 4 là phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm QP- AN, trật tự an toàn xã hội. Thứ 5 là đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Và cuối cùng là tăng cƣờng liên kết nội tỉnh cũng nhƣ giữa Thanh Hóa với các địa phƣơng trong vùng và cả nƣớc trong việc đầu tƣ, khai thác, phát triển du lịch.

Bên cạnh việc lập quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển du lịch, việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh là đặc biệt quan trọng. Đây cũng là một bƣớc nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc quốc gia, phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế du lịch của tỉnh trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)