Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Du lịch là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con ngƣời so với các ngành khác, do vậy việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực cho ngành này cần thực hiện khắt khe, lao động trong ngành phải có tính chuyên môn, nghệp vụ cao, đòi hỏi phải có những kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi ngƣời lao động có kỹ năng nghề nghiệp mà còn gây đƣợc sự tín nhiệm, lòng tin cao với khách hàng. Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ngành du lịch tỉnh cần kết hợp nhiều các giải pháp nhƣ:

Thứ nhất: Cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hành động, vận động nhằm nâng cao ý thức cho bản thân lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Nội dung công tác tuyên truyền cần làm rõ vai trò của ngành du lịch dịa phuowngtrong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, từ đó giáo dục ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động.

Thứ hai: Khi du lịch trong tỉnh phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng mức lao động, bổ sung nguồn lao động từng thời kỳ, lao động cần bổ sung hàng năm là khá lớn, nhƣng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh vẫn chƣa đáp ứng đủ, hầu hết những lao động đƣợc đào tạo bài bản, qua trƣờng lớp và đã có kinh nghiệm, có tính chuyên môn nghiệp vụ cao thƣờng sau khi học xong sẽ ở lại các thành phố lớn lập nghiệp, chính vì thế, cần có các biện pháp, chính sách thích đáng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, những lao động co chuyên môn cao về sống, làm việc và cống hiến cho quê hƣơng.

Thứ ba: Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngành nghề du lịch. Để làm đƣợc điều đó, Thanh Hóa cần có định hƣớng đúng đắn cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch và phát triển

các loại hình du lịch gắn với củng cố, sắp xếp lại các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch và đƣa ra chỉ tiêu đào tạo cho từng loại đối tƣơng theo yêu cầu phát triên của ngành. Trong công tác tuyển dụng cần tuyển đúng ngƣời, đúng việc, có chính sách ƣu đãi đối với nhân tài. Hằng năm, cần có sự tổ chức chặt chẽ cuộc thi tay nghề, cuộc thi nghiệp vụ nhƣ lễ tân, hƣớng dẫn viên, nhà kinh doanh..nhằm thúc đẩy và nâng cao vai trò thi đua và tôn vinh những ngƣời lao động giỏi trong ngành du lịch. Hơn nữa, tỉnh cần có sự quan tâm, đầu tƣ đúng mức cho đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ngành du lịch, đồng thời có cơ chế chính sách ƣu tiên cho việc phát triển ngành.

Thứ tƣ: Các ban ngành và chính sách tỉnh cần đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý, tránh tình trạng chỉ tập trung vào đào tạo chỉ ở trình độ đại học, mà ít quan tâm đến đào tạo trung cấp hay nghề, kỹ năng cơ bản và cần thiết trong dịch vụ du lịch. Nên quan tâm sâu sát hơn đối với công tác đào tạo nhƣ các khâu tiếp thị, phục vụ, hƣớng dẫn viên…đồng thời cần tạo ra môi trƣờng nghề thật sự trong các cơ sở đào tạo, học thật làm thật, học đi đôi với hành. Thực hiện đa dạng háo các hình thức đào tạo, nhƣ đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, dài hạn, ngắn hạn cho tất cả các trình độ chuyên môn, chính trị, giao tiếp, ứng xử đặc biệt quan trọng là ngoại ngữ trong du lịch. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo về du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ lữ hành gắn vơi sử dụng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Xác định cơ cấu đào tạo phù hợp sẽ tránh đƣợc sự mất cân bằng cung cầu lao động và đặc biệt không gây lãng phí nguồn nhân lực của xã hội.

Thứ năm: Tăng cƣờng công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp, cần có sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền đối với đời sống của ngƣời lao động, thực hiện chính sách đầy đủ, đảm bảo chi trả hợp lý cho ngƣời lao động, đóng bảo hiểm, và có những cơ chế chính sách đầy đủ để ngƣời lao động yên tâm công tác, yên tâm cống hiến sức mình cho quê hƣơng đất nƣớc; xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trƣờng; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch; xã hội hóa công tác giáo

dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hóa du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những ngƣời dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch; nâng cấp chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và thống nhất chƣơng trình đào tạo khung tại các cơ sở chủ chốt, trên cơ sở đó xây dựng các chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng khu vực cụ thể; tăng cƣờng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các địa bàn trọng điểm, phát triển du lịch bằng các biện pháp thu hút cán bộ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, kết hợp với việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng phát triển; gắn kết hoạt động của các cơ sở đào tạo du lịch của tỉnh với nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, nhằm thực hiện đào tạo theo nhu cầu thị trƣờng; đẩy mạnh việc liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh và ngoài tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên.

Mỗi cá nhân là một thực thể gắn kết xã hội, để phát triển bền vững cần có sự đồng lòng nhất trí cao của ngƣời lao động, và nền du lịch Thanh Hóa có phát triển lớn mạnh đƣợc hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)