Rà sát quy hoạch tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 105 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc

4.3.7. Rà sát quy hoạch tổng thể

Hiện nay, Thanh Hóa chủ yếu khai thác các yếu tố thiên nhiên mà chƣa thực sự áp dụng quy hoạch cụ thể và tƣơng xứng với những gì mình có.

Đầu tƣ xây dựng các điểm du lịch một cách bài bản, có quy hoạch cụ thể là một hƣớng đầu tƣ hết sức quan trọng, tạo sự thay đổi về “chất” trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, với sự tích cực vào cuộc của các cấp, ngành, giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã có 19 quy hoạch phát triển du lịch đƣợc lập và điều chỉnh bổ sung. Đến nay, đã có 38 quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch đƣợc phê duyệt. Về công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đã triển khai thực hiện 10 dự án tại các khu

du lịch trọng điểm từ ngân sách nhà nƣớc, với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu tiếp cận các điểm du lịch, điển hình nhƣ: dự án đƣờng Quốc lộ 47 (thành phố Thanh Hóa - thị xã Sầm Sơn), đƣờng Hồ Xuân Hƣơng, cải tạo không gian du lịch phía Đông đƣờng Hồ Xuân Hƣơng, đƣờng Đoàn Thị Điểm, các đƣờng nội bộ (khu du lịch Sầm Sơn), dự án đƣờng đến khu du lịch Hải Tiến, Hải Hòa, Lam Kinh, Cẩm Lƣơng, phòng trƣng bày tại Thành Nhà Hồ, bến thuyền du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa đƣợc đầu tƣ, nâng cấp và xây mới, phục vụ cho hoạt động của du lịch.

Cùng với đó, giai đoạn 2011 - 2015 các dự án đầu tƣ vào các khu du lịch cũng gia tăng đáng kể, có 140 dự án đầu tƣ kinh doanh du lịch, trong đó có 40 dự án đầu tƣ tổ hợp dịch vụ du lịch, 100 dự án đầu tƣ khách sạn, nhà nghỉ. Đặc biệt, hiện nay Thanh Hóa đã có 01 quần thể du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp - sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao; 625 cơ sở lƣu trú và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 6 cả nƣớc về lƣợng cơ sở lƣu trú. Cũng trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có trên 50 dự án đầu tƣ tôn tạo, tu bổ với tổng kinh phí trên 800 tỷ đồng. Đặc biệt trong 5 năm qua, với sự đầu tƣ, đƣa vào sử dụng nhiều cơ sở lƣu trú du lịch quy mô lớn đã góp phần làm cho diện mạo du lịch Thanh Hóa đổi mới căn bản.

Công tác đầu tƣ xây dựng điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh lại chƣa đủ mạnh để đầu tƣ có chiều sâu cho các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục áp dụng cơ chế chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ theo nguyên tắc nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ cho hạ tầng du lịch và sử dụng nhƣ nguồn vốn “mồi”, thu hút các nguồn vốn khác để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch vốn có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)