Nhận diện các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá tiềm năng và nhận diện giá trị cốt lõi sản phẩm tỉnh Thanh Hóa

3.3.2. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh

Các địa phƣơng trong quá trình thực hiện Marketing cho địa phƣơng mình, cần phải xác định rõ, địa phƣơng mình đang đứng ở đâu và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chiến lƣợc của địa phƣơng mình hay không. Trong lĩnh vực thu hút khách du lịch, Thanh Hóa đƣợc biết đến là một tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những bãi biển thơ mộng, những di tích lịch sử hào hùng đã đi cùng năm tháng. Với khí hậu bắc miền trung không quá khắc nghiệt, thời tiết và khí hậu phù hợp với việc nghỉ dƣỡng, tham quan. Tuy vậy, các địa phƣơng lân cận nhƣ Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh là các đối thủ cạnh tranh của Thanh Hóa trong lĩnh vực du lịch này.

Ninh Bình là vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa - lịch sử - tâm linh và sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ từ lâu đã là vùng đất đƣợc biết đến là cố đô với nhiều các quần thể du lịch hấp dẫn. Với vị trí cách thủ đô Hà nội 90km, nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.420,77 km2, dân số là 902 nghìn ngƣời. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động và khu du lịch nổi tiếng nhƣ: Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, cố đô Hoa Lƣ, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, suối nƣớc khoáng Kênh Gà, động Vân Trình, nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch hang động Tràng An, khu du lịch Tam Cốc Bích Động.

Ninh Bình hiện đang sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tràng An là một bảo tàng địa chất ngoài trời, ghi dấu những chuyển động thăng trầm của vỏ trái đất và chứa đựng trong lòng nó lịch sử hình thành và phát triển của con ngƣời cách đây hàng triệu năm. Quần thể đƣợc hình thành từ những dải đá vôi với thung lũng, sông ngòi hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình thơ mộng. Địa chất, địa mạo đặc biệt, cùng hệ thống hang động xuyên thủy đã khiến Tràng An mang trong mình nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó song hành tồn tại hệ sinh thái trên cạn và dƣới nƣớc rất đặc biệt, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.

Bên cạnh đó, nằm giữa các Trung tâm du lịch của cả nƣớc (Hạ Long - Hà Nội - Huế - Mỹ Sơn - Hội An - TP Hồ Chí Minh), Nghệ An có thuận lợi là vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt xuyên Việt, có cảng biển Quốc tế Cửa Lò, sân bay Vinh, nằm trên tuyến giao thông quốc tế xuyên Việt qua Thái Lan, Lào theo đƣờng 7 và đƣờng 8 - là tuyến hành lang Đông Tây rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của 3 nƣớc Việt Nam - Lào - Thái. Nổi bật ở đây trọng tâm là Khu di tích Kim Liên (đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia), hàng năm có trên 2 triệu lƣợt khách về thắp hƣơng tƣởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm viếng mộ cụ Hà Thị Hy - bà nội của Bác Hồ, thăm viếng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. Nghệ An đƣợc xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia; 82km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp, nhất là bãi tắm Cửa Lò - một trong những bãi tắm đẹp nhất vùng biển phía bắc Việt Nam... Có 12.000km² rừng núi, với nhiều khu rừng nguyên sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, leo núi...Vƣờn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt là những kho tàng bảo tồn đa dạng về sinh học rất hấp dẫn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế...

Trong các địa phƣơng phát triển về du lịch trong khu vực, thì Hà Tĩnh cũng là một tỉnh đang có sự đầu tƣ trọng điểm. Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và

cả nuớc, trên “Tuyến du lịch xuyên Việt” và là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đƣờng Di sản Miền Trung”, một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây”, với hệ thống giao thông thuận lợi để phát triển du lịch trong nƣớc và các nƣớc khác trong khối ASEAN.

Hà Tĩnh có nhiều tài nguyên tự nhiên và thắng cảnh gắn với các địa danh nổi tiếng nhƣ núi Hồng - sông La, bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên - Thiên Tƣợng, đèo Ngang - Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vƣờn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn... Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nhƣ Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con. Biển Hà Tĩnh đƣợc biết đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ, chất lƣợng dịch vụ với giá cả phải chăng.

Tỉnh Hà Tĩnh có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử - quê hƣơng của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử, văn hóa nhƣ khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, di tích Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Mảnh đất này còn nổi danh với đời sống văn hoá dân gian phong phú đƣợc phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủ công nhƣ hát phƣờng vải Trƣờng Lƣu, Trƣờng Nga; ca trù Cổ Đạm; hát ví dặm đò đƣa dọc sông Lam, múa sắc bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hƣơng Khê; hò chèo cạn ở Cẩm Nhƣợng; hò Thạch Khê. Các đình, chùa nổi tiếng nhƣ chùa Hƣơng Tích, đền Chợ Củi, Quỳnh Viên - Chiêu Trƣng, đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, Sơn phòng Hàm Nghi luôn hấp dẫn du khách thập phƣơng đến tham quan, tìm hiểu và thƣởng ngoạn.

Tất cả những điểm du lịch trên đều là đối thủ cạnh tranh của Thanh Hóa về loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa và tâm linh, du lịch biển. Tuy nhiên tại mỗi vùng miền địa phƣơng vẫn tồn tại những bất cập về sản phẩm du lịch, có thái độ, văn minh du lịch trong cộng đồng dân cƣ còn chƣa có sự chuyển biến rõ nét, ý thức ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng chƣa cao nên vẫn còn ảnh hƣởng nhiều đến uy tín với khách du lịch. Nhận thức đƣợc điều đó, Thanh Hóa cần áp dụng các chiến lƣợc và vận dụng các giải pháp Marketing địa phƣơng để tận dụng triệt để lợi thế du lịch của mình, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh với các địa phƣơng lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)