Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Thanh Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,180 đến 20,400 vĩ độ Bắc; 104,220 đến 106,400 kinh độ Đông. Có ranh giới nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La. - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào. - Phía Đông giáp biển Đông.

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nhƣ: Đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lƣu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh

Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trƣng nhƣ sau:

Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trƣờng Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Mƣờng Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thƣớc, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thƣờng Xuân, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250. Ở đây có những đỉnh núi cao nhƣ Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sƣờn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao sau, mía đƣờng của tỉnh Thanh Hóa.

- Vùng đồng bằng

Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng đƣợc bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt.Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nƣớc biển.Tuy nhiên, một số nơi trũng nhƣ Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

- Vùng ven biển

Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xƣơng đến Tĩnh Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tƣơng đối bằng phẳng;Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lƣợn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác nhƣ Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.

3.1.1.2. Khí hậu

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mƣa.

+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.

+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10c.

+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sƣơng muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hƣởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dƣới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80c.

Vào mùa hè, hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Bắc và Đông Bắc.

Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dƣới 20 m/s.

Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác.Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây.

Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thƣờng xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lƣợng mƣa tháng VIII những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.

Các cơn bão ở Thanh Hoá thƣờng xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận đƣợc từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng trực tiếp tới Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)