Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 58 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng thu hút khách du lịch Thanh Hóa trong những năm gần đây

3.2.2. Những kết quả đã đạt được

Chỉ trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh đã đón trên 20 triệu lƣợt khách du lịch, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 13%/năm (tăng so với bình quân chung của cả nƣớc 8,6%/năm), phục vụ trên 38 triệu lƣợt khách, tổng thu từ du lịch ƣớc đạt 16.715 tỷ đồng. Cũng trong những năm qua, du lịch Thanh Hóa đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận, là một trong những tỉnh có số cơ sở lƣu trú lớn nhất cả

nƣớc, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng đƣợc hoàn thiện, chất lƣợng sản phẩm du lịch, dịch vụ không ngừng đƣợc nâng lên.

Công tác quy hoạch đƣợc triển khai thực hiện kịp thời tại các khu vực có tài nguyên du lịch có giá trị; chất lƣợng quy hoạch cũng đƣợc nâng lên rõ rệt góp phần tạo nên sự gắn kết giữa phát triển ngành và vùng lãnh thổ, là cơ sở để kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ về du lịch. Hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, với tổng kinh phí 167 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào khu du lịch Sầm Sơn, góp phần làm thay đổi diện mạo các khu du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng nhanh về số lƣợng và chất lƣợng, tính đến nay có 485 cơ sở lƣu trú du lịch với 10.580 phòng (trong đó: 47 khách sạn xếp hạng 1 – 4 sao với 2.366 phòng; 186 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch với 4.355 phòng); 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Chất lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao với 10.500 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 68% trong tổng số; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phƣơng tiện truyền thông trong nƣớc và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận; khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng các nƣớc trong khu vực (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…), tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội VHTT&DL, hội thi, hội thảo chuyên đề nhƣ: Lễ hội du lịch Sầm Sơn – 2007, Lễ hội Lam Kinh 2008, liên hoan “văn hóa ẩm thực các tỉnh phía Bắc”, hội thảo “giải pháp xây dựng điểm đến du lịch”, hội thi nhân viên khách sạn “giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách”, kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch, hƣởng ứng chƣơng trình kích cầu du lịch “Việt Nam điểm đến của bạn”, xây dựng đề án tổ chức năm du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa…, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hình ảnh và tính hấp dẫn của Du lịch Thanh Hóa.

3.2.2.1. Thị trường khách du lịch

Bảng 3.6. bảng kê thị trƣờng khách du lịch trong tỉnh

Năm

Tổng số Khách Khách Quốc Tế Khách Nội địa

Số lƣợt khách (triệu) Tăng so với năm trƣớc(%) Số lƣợt khách(triệu) Tăng so với năm trƣớc(%) Số lƣợt khách(triệu) Tăng so với năm trƣớc(%) 2011 2,8 6,5% 0,6 5 2,2 5 2012 3,2 9% 0,67 7 2,53 5 2013 4 8% 0,8 13 3,2 10 2014 4,5 10% 0,85 5 3,65 5 2015 5,5 14% 1,00 15 4,5 38 Tổng 20,000 47,5 3,92 45 16,08 63

Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư, niê giám thống kê 2015

Trong những năm gần đây, thị trƣờng khách du lịch tăng đều trong từng năm, cụ thể, tổng số khách giai đoạn (2011-1015) là 20 triệu lƣợt khách. Trong đó khách quốc tế và khách nội địa đã từng bƣớc có sự cải thiện đáng kể.

Để đạt đƣợc những kết quả đáng mừng trên, ngoài thế mạnh là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với giá dịch vụ đa dạng thì lƣợng khách du lịch đến Thanh Hóa gia tăng là nhờ vào sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền địa phƣơng và các đơn vị kinh doanh du lịch. Trong những năm tới, Thanh Hóa sẽ là điểm đến không chỉ thu hút sự quan tâm của du khách nội địa, mà còn là điểm đến thu hút sự chú ý của du khách quốc tế.

3.2.2.2. Doanh thu

Bảng 3.7: Thống kê hoạt động doanh thu du lịch.

Đvt: tỷ đồng

Năm Doanh thu từ hoạt động du lịch % tăng so với năm trƣớc

2010 1,52 14,0 2011 1,79 15,5 2012 2,135 16,0 2013 2,588 17,5 2014 3,235 20,0 2015 4,092 21,7

Nguồn: Sở Văn Hóa thể thao và du lịch, niên giám thống kê 2015

Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu về du lịch tăng nhanh qua từng giai đoạn, qua bảng thống kê, ta có thể thấy đƣợc sự chuyển biến về doanh thu qua từng năm, cụ thể là nghiên cứu giai đoạn 2010-2015. Kết quả cho thấy, bƣớc đầu đƣa ngành kinh doanh dịch vụ vào ngành kinh tế chính, định hƣớng là ngành kinh tế mũi nhọn cho toàn tỉnh, chúng ta cũng đã đạt đƣợc nhiều thành quả nhƣ mong đợi. Nhƣng do xuất phát điểm chỉ là một tỉnh nghèo, đang định hƣớng phát triển, cũng chƣa có nhiều các chính sách áp dụng triệt để nhằm khia thác tối đa tiềm năng vốn có của mình, nên nguồn doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh vẫn chƣa đạt nhƣ kỳ vọng.

Nhƣng có thể thấy đƣợc, vơi tiềm năng du lịch thiên nhiên, lịch sử văn hóa đa dạng và phong phú, trong tƣơng lai, doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh sẽ chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn doanh thu của tỉnh.

3.2.2.3. Cơ sở vật chất, lưu trú

Du lịch Thanh Hóa luôn đƣợc mở rộng, nâng cấp các cơ sở lƣu trú để đáp ững đƣợc hết những nhu cầu của du khách. Hiện tại lƣợng khách du lịch tăng đều trong các năm, ngoài khách nội địa còn có các du khách nƣớc ngoài, chính vì thế, cơ sở vật chất, lƣu trú tại địa phƣơng đang ngày một đƣợc nâng cấp và mở rộng hơn nữa.

Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất lƣu trú tại các điểm du lịch ở Thanh Hóa cụ thể nhƣ sau:

Anh chị đánh giá ntn về cở sở hạ tầng( công trình, kiến trúc, khách sạn, nhà nghỉ) ? Điểm TB Điểm Chuẩn Kết quả

Giao thông( đƣờng bộ, thủy, hỏa, không) 2.5 2.5 Đạt

Khu vui chơi, mua sắm,giải trí 2.4 2.5 Đạt

Nơi nghỉ ngơi, thƣ giãn 3 2.5 Đạt

Hầu hết các đối tƣợng đƣợc khảo sát đều đánh giá cao cơ sở hạ tầng, điều kiện vất chât, các khu nghỉ dƣỡng cũng nhƣ vui chơi giải trí. Để có thể đáp ứng đƣơc mọi nhu cầu của khách du lịch trong thời gia tới, giai đoạn 2011 - 2015 các dự án đầu tƣ vào các khu du lịch cũng gia tăng đáng kể, có 140 dự án đầu tƣ kinh doanh du lịch, trong đó có 40 dự án đầu tƣ tổ hợp dịch vụ du lịch, 100 dự án đầu tƣ khách sạn, nhà nghỉ. Đặc biệt, hiện nay Thanh Hóa đã có 01 quần thể du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp - sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao; 625 cơ sở lƣu trú và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 6 cả nƣớc về lƣợng cơ sở lƣu trú. Cũng trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có trên 50 dự án đầu tƣ tôn tạo, tu bổ với tổng kinh phí trên 800 tỷ đồng. Đặc biệt trong 5 năm qua, với sự đầu tƣ, đƣa vào sử dụng nhiều cơ sở lƣu trú du lịch quy mô lớn đã góp phần làm cho diện mạo du lịch Thanh Hóa đổi mới căn bản.

Bảng 3.8. Thống kê cơ sở vật chất, lƣu trú tại Thanh Hóa

Khách sạn Đơn vị Số cơ sở Số phòng 5 sao Khách sạn 35 4876 4 sao Khách sạn 60 2365 3 sao Khách sạn 76 2309 2 sao Khách sạn 320 4765 1 sao Khách sạn 89 2484

Căn hộ cao cấp Cơ sở 45 1020

Để đáp ứng đƣợc hết các lƣợng khách du lịch, và nhu cầu nghỉ dƣỡng ngày càng cao của du khách, theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 625 cơ sở lƣu trú, với tổng số phòng là 17819 phòng.

3.2.2.4. Lao động trong ngành du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, bên cạnh các yếu tố tài nguyên, quy hoạch, sản phẩm, quảng bá xúc tiến, cở sở vật chất... thì con ngƣời - nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Là ngành mang tính phục vụ, du lịch cung cấp các dịch vụ nhƣ ăn, ở, đi lại, mua sắm, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tìm hiểu khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử... thỏa mãn nhu cầu du khách. Đồng thời, du lịch cũng đƣợc xem là ngành khá nhạy cảm, dễ “tổn thƣơng”, bởi chỉ cần một cử chỉ, thái độ, hành vi, cách ứng xử, ngôn ngữ... thiếu lịch sự, kém văn hóa của nhân viên hay ngƣời dân cũng dễ gây mất thiện cảm, mất lòng tin của du khách, thậm chí gây ra phản ứng dây chuyền bất lợi cho ngành du lịch của một địa phƣơng hay cả quốc gia. Điều đó càng cho thấy vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong du lịch.

Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực phục vụ trong phát triển du lịch tại Thanh Hóa cụ thể nhƣ sau:

Anh chị đánh giá ntn về chất lƣợng phục vụ của các chủ thể kinh doanh ?

Điểm TB Điểm Chuẩn Kết quả Chuyên nghiệp 2.5 2.5 Đạt

Thái độ của nhân viên 2.5 2.5 Đạt

Ngành du lịch Thanh Hóa những năm gần đây đã và đang có nhiều chuyển biến quan trọng, đạt đƣợc nhiều thành quả khả quan, với nhiều tín hiệu tích cực về khả năng hình thành và phát triển của một ngành kinh tế mũi nhọn. Gần đây nhất, cùng với việc tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia 2015, Thanh Hóa đã đón đƣợc lƣợng khách lớn nhất từ trƣớc đến nay, với trên 5,5 triệu lƣợt khách và doanh thu 5.200 tỷ đồng. Phía sau con số ấy chính là cung cách tiếp đón, phục vụ của đội ngũ nhân viên du lịch,

ngành văn hóa, thể thao và du lịch thì tính đến hết năm 2015, tổng số lao động trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch khoảng 18.650 ngƣời (trong đó, lao động qua đào tạo bồi dƣỡng chiếm 74,6%), ngoài ra 60% lao động cộng đồng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm đƣợc bồi dƣỡng du lịch và văn hóa giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch. Kết quả này phần nào cho thấy, đội ngũ nhân lực du lịch Thanh Hóa đang tăng cả về số lƣợng và đƣợc cải thiện đáng kể về mặt chất lƣợng, tạo cơ sở cho việc triển khai các quy hoạch tổng thể, cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển du lịch địa phƣơng giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm gần đây, chất lƣợng đội ngũ trong ngành du lịch Thanh Hóa đã có sự cải thiện và tiền bộ, cả về chất lƣợng và số lƣơng. Qua bảng thống kê, chúng ta có thể thấy số cán bộ có trình độ Đại học, nhất là đại học chuyên ngành du lịch tăng theo từng năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lực lƣợng du lịch của tỉnh ngày càng đông, nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhìn chúng, chất lƣợng đội ngũ lao động dịch vụ chỉ ở mức trung bình, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Số lƣợng đào tạo về chuyên ngành du lịch còn thấp, chƣa có sự định hƣớng ổn định trong công việc. Tỷ lệ luân chuyển hoặc rời khỏi vẫn đang ở mức khá cao, đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với ngành du lịch trong thời gian tới.

Hiện tại dự án nghĩ dƣỡng FLC tại Sầm Sơn đã đi vào hoạt động, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến thăm quan, nghĩ dƣỡng, đây là khu nghĩ dƣỡng sang trọng bao gồm bể bơi nƣớc ngọt, sân golf, các khu biệt thự nghỉ dƣỡng liền kề cạnh bờ biển, dự án công trình này đã tạo ra hàng ngàn công việc cho ngƣời dân sinh sống tại Thanh Hóa, cũng nhƣ thu hút thêm rất nhiều nguồn lao động ngoại tỉnh, nƣớc ngoài đến sinh sống và làm việc. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với nguồn lao động Thanh Hóa.

3.2.2.5. Hoạt động kinh doanh lữ hành

Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh lữ hành ở Thanh Hóa đã có một bƣớc chuyển vƣợt bậc. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh lữ hành hiện tại ở Thanh Hóa cụ thể nhƣ sau:

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 64 doanh nghiệp hoạt động lữ hành, trong đó có 5 Công ty lữ hành quốc tế, tập trung chủ yếu trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Những hoạt động đã đƣợc đa số doanh nghiệp thực hiện là: thiết kế các tour du lịch thích hợp với từng nhóm du khách, đào tạo hƣớng dẫn viên, nhân viên có kiến thức cơ bản về danh lam thắng cảnh của tỉnh, đồng thời, khuyến khích các hƣớng dẫn viên thƣờng xuyên phát triển trình độ chuyên môn nhƣ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo… của các chuyên gia hoặc của các tổ chức uy tín. Có thể thấy rằng, đây là những hoạt động liên quan trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các Công ty du lịch. Mặt khác, các hoạt động này cũng góp phần phát triển du lịch bền vững, bởi gia tăng mức độ thỏa mãn của du khách khi đến Thanh Hóa và có ấn tƣợng tốt về Thanh Hóa.

Đã có thêm 9 đơn vị kinh doanh lữ hành, hoạt động theo quy mô và hệ thống chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này đã dần tạo đƣợc uy tín với các hãng lữ hành trong và ngoài nƣớc.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã tạo đƣợc uy tín với du khách, đảm bảo sự hài lòng cũng nhƣ làm du khách thấy đƣợc sự tôn trọng mà các dịch vụ mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch thanh hóa (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)