Sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 34 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Công tác quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc

1.2.4. Sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại các cơ quan

hành chính, so sánh kinh nghiệm quản lý tài chính công tại New zealand và bài học vận dụng cho Việt Nam.

1.2.4.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý tại các cơ quan hành chính

Thứ nhất, nhƣ đã trình bày ở trên, nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan HCNN chủ yếu là từ NSNN. NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nƣớc. Quản lý chi NSNN là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN đƣợc thực hiện tiết kiệm, hợp lý theo đúng chính sách, chế độ, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Do vậy, quản lý tài chính đối với các cơ quan HCNN, chủ yếu là quản lý chi NSNN tại các cơ quan HCNN là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch NSNN.

Thứ hai, quản lý tài chính của cơ quan HCNN có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của cơ quan đó. Nguồn lực tài chính là nền tảng, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, tăng cƣờng cơ sở vật chất và góp phần quan trọng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan HCNN thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng đƣờng lối, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác của mỗi CBCC.

Thứ ba, quản lý tài chính đối với các cơ quan HCNN góp phần tuân thủ hành lang pháp lý đối với quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính; nó đƣợc xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn, lập kế hoạch đến các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu tài chính, nhằm đạt đƣợc mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

1.2.4.2. So sánh kinh nghiệm quản lý tài chính công tại New zealand và bài học vận dụng cho Việt Nam

Bắt đầu từ thập niên 1970 và 1980, nhiều nƣớc phát triển đã bắt đầu thực hiện các cuộc cải cách về quản lý tài chính công, cụ thể là cải cách quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN để nâng cao kết quả hoạt động của các cơ quan này, thông qua việc tăng cƣờng tính hiệu quả, hiệu suất và chất lƣợng các dịch vụ công. Mặc dù có nhiều biến thể tùy thuộc vào quốc gia và bối cảnh chính trị, quản lý chi NSNN ở các nƣớc có chung đặc điểm chính là tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ƣơng nhằm mục tiêu tiết kiệm ngân sách; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ngân sách, cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc chủ động và linh hoạt hơn trong việc phân bổ lại các nguồn kinh phí trong phạm vi các khoản mục ngân sách; lập, phân bổ dự toán NSNN đối với các cơ quan HCNN theo hƣớng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cƣờng mở rộng các hệ thống thông tin tài chính đƣợc tin học hóa để tạo thuận lợi cho trách nhiệm giải trình, …

New Zealand là một trong số ít các nƣớc tiên phong trong việc áp dụng thành công cơ chế lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Đối với New Zealand việc lập ngân sách theo kết quả đầu ra đƣợc dựa trên mô hình “tác nhân đứng đầu” mà tại đó các Bộ trƣởng đƣợc coi nhƣ là các “nhà lãnh đạo” và các cơ quan thực hiện đƣợc coi là các tác nhân và các khoản chi ngân sách phải nhất thiết gắn với những sản phẩm, những kết quả cụ thể đạt đƣợc.

Ở New Zealand, một cơ quan độc lập có thể có tới 150 sản phẩm đầu ra. Các định mức ngân sách đƣợc xác định bằng các mức sản phẩm. Chi phí cho các sản phẩm đầu ra đƣợc xác định dựa trên cơ sở chi phí đầu vào. Cách tính toán và số lƣợng phân loại sản phẩm chƣa cho phép quá trình thực hiện ngân sách một cách đầy đủ theo sản phẩm đầu ra.

Thực tế cải cách tài chính công ở New Zealand đã cho thấy những yêu cầu về dữ liệu, quản lý hành chính, giao dịch của việc thực hiện một hệ thống ngân sách theo kết quả đầu ra là rất lớn và chứa đựng cả hệ thống ngân sách dồn tích, các phƣơng pháp đánh giá chi phí đầy đủ, đàm phán trong ký kết hợp đồng giữa các Bộ trƣởng và các nhà quản lý, những sự kiểm soát chặt chẽ về kết quả. Ngoài ra, một kinh nghiệm quý báu khác là mặc dù những thử nghiệm bƣớc đầu chƣa đạt đƣợc nhƣ ý muốn nhƣng lý thuyết quản lý theo kết quả đầu ra cũng đã mở ra một

trong những hƣớng quan trọng về đổi mới quản lý tài chính công. Những điều kiện cơ bản khi tiến hành quản lý theo kết quả đầu ra là phải xác định đƣợc khối lƣợng dịch vụ công cần cung cấp, mức độ phức tạp của chúng, các định mức về kinh tế, kỹ thuật, lao động và tài chính, kết quả dự kiến, phải xây dựng đƣợc hệ thống văn bản pháp lý cần thiết, xác định trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời cung cấp dịch vụ, ... khi thực hiện chúng. Đây là những mục tiêu quan trọng của đổi mới tài chính công, đó là đạt đƣợc hiệu quả cao về Kinh tế - xã hội.

Từ kinh nghiệm thực tế của New zealand vận dụng về công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước đối với Việt Nam

Nguồn kinh phí sử dụng tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc chủ yếu là nguồn ngân sách. Chính vì vậy việc quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc chủ yếu là quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với các nội dung cụ thể song so với cách thức quản lý tài chính công của New zealand, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhƣ sau:

- Luật Ngân sách nƣớc ta hiện nay chƣa thực sự đẩy mạnh phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cho các địa phƣơng, cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo hƣớng gắn quyền hạn với trách nhiệm. New zealand đã có sự phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan thực hiện sự quản lý Nhà nƣớc, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách và các cá nhân liên quan. Bởi vì quyền sở hữu và quyền sử dụng ngân sách thƣờng là tách khỏi nhau, nhƣng trong quá trình quản lý và sử dụng luôn có sự đan xen quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các cơ quan với nhau. Ở nƣớc ta, việc xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, các cá nhân chƣa đƣợc rõ ràng nên việc quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân trong việc quản lý và sử dụng Ngân sách không hiệu quả, lãng phí, … thƣờng khó khăn. Vì vậy, Nhà nƣớc cần tiếp tục phân định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân thì việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc sẽ tránh đƣợc lãng phí, thất thoát và đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

- New zealand đã áp dụng phƣơng thức lập, phân bổ ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Đây là phƣơng thức quản lý tiên tiến đã đƣợc nhiều nƣớc tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển và cả những nƣớc đang phát triển. Phƣơng pháp quản lý ngân sách theo đầu ra trong thời gian trung hạn cho phép các nhà quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc chủ động hơn trong điều hành ngân sách, đồng thời phải chịu trách nhiệm về đầu ra và kết quả hoạt động của mình, yêu cầu ngân sách đƣợc sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.

- Công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng Ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở New zealand rất đƣợc coi trọng. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách, các nƣớc còn thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc để đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng Ngân sách tại các cơ quan này có hiệu quả, đúng chế độ quy định. Từ thực tế cho thấy Việt Nam muốn đảm bảo quản lý và sử dụng kinh phí có hiệu quả, cần cải thiện chất lƣợng các phƣơng thức và công cụ kiểm tra, giám sát; đồng thời cần quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát.

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc tại New zealand đƣợc xây dựng đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận, từ đó kinh phí tại các cơ quan này đƣợc quản lý và sử dụng có hiệu quả. Để vận dụng nƣớc ta cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và trong từng cơ quan, đơn vị, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan, cá nhân một cách rõ ràng và không có sự chồng chéo, các cơ quan cũng cần đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đƣợc bố trí các cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tóm lại: Từ cơ sở lý luận về quản lý tài chính nội bộ tại các cơ quan HCNN đƣợc trình bày ở trên, có thể thấy, hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết nhằm đảm bảo xây dựng đƣợc cơ

chế quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN tại các cơ quan này để từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng đƣờng lối, chính sách, chế độ quy định. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo duy trì hoạt động và tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai minh bạch ngân sách nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 34 - 39)