Công tác quản lý kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 71 - 80)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc gia

3.2.3. Công tác quản lý kinh phí

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã đƣợc Bộ Tài chính giao các nguồn kinh phí, gồm: (1) Kinh phí quản lý hành chính; (2) Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia; (3) Kinh phí nghiên cứu khoa học; (4) Kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng CBCC. (5) Kinh phí đầu tƣ phát triển;

Tổng hợp các nguồn kinh phí và tình hình quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thời gian qua của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng nguồn kinh phí giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn kinh phí

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán 1. Chi thƣờng xuyên 813.469 719.372 873.304 791.027 861.010 816.246 Quản lý hành chính 320.060 310.048 433.763 410.086 460.280 428.539 Nghiệp vụ DTQG 488.491 406.482 434.918 377.797 397.052 384.394

Nghiên cứu khoa học 3.177 1.102 1.423 559,714 863 497

Đào tạo, bồi dƣỡng 1.741 1.739 3.200 2.584 2.815 2.815

2. Chi đầu tƣ phát

triển 168.000 168.000 87.200 87.200 134.200 134.200

Chi đầu tƣ XDCB 168.000 168.000 87.200 87.200 134.200 134.200

Tổng 981.469 887.372 960.504 878.227 995.210 950.446

(Nguồn: Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

Qua số liệu tại Bảng số 3.5 nêu trên nhận thấy:

- Nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc Bộ Tài chính giao tăng lên hàng năm, năm 2013 là 873.304 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 6% so với năm 2012 nhƣng giảm 1,4% so với năm 2013, chủ yếu do nội dung chi hỗ trợ đầu tƣ giảm vì chi đầu tƣ xây dựng đã đƣợc giao tăng ở dự toán chi đầu tƣ phát triển.

- Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia và Quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn kinh phí thƣờng xuyên đƣợc giao hàng năm (năm 2014: kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia chiếm gần 60,05%, kinh phí quản lý hành chính chiếm 39,35%) do đây là nguồn kinh phí bố trí để thực hiện nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (kinh phí nhập, xuất, bảo quản và xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ), kinh phí chi đảm bảo hoạt động bộ máy của các Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực và kinh phí cải tạo, sửa chữa lớn kho tàng...).

- Kinh phí nghiên cứu khoa học đƣợc giao để chi đảm bảo hoạt động bộ máy của Trung tâm Bồi dƣỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nƣớc và chi nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở trong toàn hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng CBCC đƣợc giao để chi đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.

- Qua các năm, tình hình sử dụng các nguồn kinh phí của Tổng cục Dự trữ đều tăng lên, qua đó thấy rằng việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đƣợc giao của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã có sự thay đổi tích cực hơn. Tuy nhiên, kinh phí sử dụng chƣa thực sự hiệu quả, vẫn để dƣ kinh phí chuyển năm sau.

3.2.3.1. Quản lý và sử dụng kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ

Kinh phí giao thực hiện tự chủ của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc quản lý và sử dụng theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; Thông tƣ liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.

Kinh phí giao thực hiện tự chủ hàng năm bao gồm các nội dung chi chủ yếu sau: chi thanh toán cho cá nhân; chi quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định và các khoản có tính chất thƣờng xuyên khác.

Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc giao kinh phí tự chủ năm 2012 là 282.118 triệu đồng, năm 2013 là 324.545 triệu đồng và năm 2014 là 382.413 triệu đồng. Kết quả thực hiện năm giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.6: Tình hình thực hiện kinh phí tự chủ giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Tổng số 277.981 100 320.365 100 378.399 100 Thanh toán cá nhân 265.361 95,5 306.697 95,7 360.217 95,2

Lương, tiền công, phụ cấp

lương 156.040 56,1 186.735 58,3 225.093 59,5 Khen thưởng 1.805 0,6 1.709 0,5 2.188 0,6 Phúc lợi tập thể 5.669 1,8 7.473 2,0 Các khoản đóng góp 5.398 1,9 27.665 8,6 37.121 9,8 Thu nhập tăng thêm 23.921 8,6 46.140 14,4 46.293 12,2 Chi quản lý hành chính và

nghiệp vụ chuyên môn 38.439 13,8 29.876 9,3 34.711 9,2 Mua sắm, sửa chữa

thường xuyên 31.046 11,2 8.903 2,8 7.338 1,9 Các khoản chi khác 8.711 3,1 13.667 4,3 18.182 4,8 Chi khác 12.620 4,5 10.106 3,2 13.609 3,6 Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 8.566 3,1 3.562 1,1 4.573 1,2 (Nguồn: Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

Qua số liệu chi tiết tại Bảng số 3.6 nêu trên, thấy rằng:

- Năm 2012, kinh phí giao thực hiện tự chủ thực hiện đạt 98,5% so với dự toán đƣợc giao (277.981 triệu đồng/282.118 triệu đồng). Năm 2013, kinh phí giao thực hiện tự chủ thực hiện đạt 98,7% so với dự toán đƣợc giao (320.365 triệu đồng/324.545 triệu đồng). Năm 2014, kinh phí giao thực hiện tự chủ thực hiện đạt

98,95% so với dự toán đƣợc giao (378.399 triệu đồng/382.413 triệu đồng). Nhƣ vậy, việc thực hiện kinh phí tự chủ của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc về cơ bản là đảm bảo yêu cầu.

- Các khoản chi thanh toán cá nhân hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi đảm bảo hoạt động bộ máy của đơn vị, cụ thể: trong năm 2012-2014 chiếm tỷ trọng trên 95%. Việc tăng chi các khoản chi thanh toán cá nhân chủ yếu là do Nhà nƣớc tăng mức lƣơng tối thiểu và tăng các khoản chi hỗ trợ CBCC nhƣ phụ cấp công vụ, chi hỗ trợ ngƣời có thu nhập thấp, chi thâm niên nghề.

- Các khoản chi quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn hàng năm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng số chi đảm bảo hoạt động bộ máy của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, trung bình qua các năm chiếm tỷ trọng khoảng 9%-14%. Việc giảm kinh phí chi quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn năm 2014 so với các năm trƣớc là do các đơn vị đã thực hiện tốt công tác khoán chi đối với các nội dung chi nhƣ chi vật tƣ văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ), chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc (điện thoại), chi thanh toán tiền nhiên liệu (xăng xe ô tô, nhiên liệu vận hành máy phát điện,…), chi công tác phí...đồng thời đã thực hiện cắt giảm, tiết kiệm những nội dung chi chƣa thực sự cần thiết, cấp bách nhƣ chi đoàn ra nƣớc ngoài, chi thuê mƣớn...

- Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thƣởng và chi bổ sung thu nhập cho CBCC.

3.2.3.2. Quản lý và sử dụng kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ

Kinh phí không thực hiện tự chủ của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc giao để thực hiện chi các nội dung sau: chi nghiệp vụ chuyên môn (nhập, xuất, bảo quản và xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ); chi cải tạo, sửa chữa lớn kho tàng, trụ sở; chi ứng dụng công nghệ thông tin; chi mua sắm tài sản; chi nghiên cứu khoa học; chi đào tạo, bồi dƣỡng CBCC; chi hỗ trợ đầu tƣ; chi đoàn ra đoàn vào;... Trong đó nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn (nhập, xuất, bảo quản và xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ) là nội dung chi chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (xem bảng số 3.7).

Bảng 3.7: Tình hình thực hiện kinh phí không tự chủ giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Bảo quản hàng dự trữ 80.498 64.365 53.329

Phí nhập, xuất hàng dự trữ 121.250 124.848 79.717

Phí cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ 43.141 44.659 94.505

Mua sắm tài sản 45.489 35.529 23.856

Sửa chữa lớn trụ sở, kho tàng 52.444 53.737 61.014

Chi ứng dụng công nghệ thông tin 77.562 85.910 69.165

Chi hỗ trợ đầu tƣ 40.590 31.041

Chi đề tài nghiên cứu khoa học 1.102 560 593

Chi đào tạo, bồi dƣỡng 1.739 1.886 2.814

Chi đoàn ra, đoàn vào 2.026 0

Chi nhiệm vụ đột xuất, phát sinh 8.686 1.147

Tinh giản biên chế 93 0 0

Chi khác 18.073 7.867 20.665

Tổng cộng 441.391 470.663 437.846

(Nguồn: Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

Qua bảng 3.7 ta thấy: Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc giao kinh phí không tự chủ năm 2012 là 441.391 triệu đồng (trong đó chi nhập, xuất, bảo quản và cứu trợ, viện trợ là 244.889 triệu đồng, chiếm 55,5% tổng kinh phí không tự chủ), năm 2013 là 470.663 triệu đồng (trong đó chi nhập, xuất, bảo quản và cứu trợ, viện trợ là 233.873 triệu đồng, chiếm 49,69% tổng kinh phí không tự chủ), năm 2014 là 437.846 triệu đồng (trong đó chi nhập, xuất, bảo quản và cứu trợ, viện trợ là 227.551 triệu đồng, chiếm 51,97% tổng kinh phí không giao tự chủ). Năm 2014, phí cứu trợ, viện trợ của Tổng cục Dự trữ tăng lên đột biến là do Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh các vùng kinh tế - xã hội đặc

Việc quản lý, sử dụng kinh phí không tự chủ tại ngoài các nội dung nhƣ cơ quan hành chính nhà nƣớc khác. Tổng cục Dự trữ còn có các nội dung dự toán đặc thù đƣợc thực hiện theo các văn bản sau: (1) Thông tƣ số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia về hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, cơ chế quản lý ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia; (2) Thông tƣ số 143/2009/TT-BTC ngày 15/7/2009 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ; (3) Thông tƣ số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính Hƣớng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nƣớc chi cho dự trữ quốc gia; (4) Thông tƣ số 211/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ. Theo hƣớng dẫn tại các Thông tƣ nêu trên thì chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản và chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ đƣợc thực hiện theo cơ chế khoán; tổng mức khoán chi phí đƣợc xác định căn cứ vào số lƣợng hàng thực tế nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ và mức khoán bằng tiền đối với chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản, chi phí cứu trợ, viện trợ của từng mặt hàng đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao. Trong phạm vi chi phí đƣợc khoán, Thủ trƣởng đơn vị dự trữ quốc gia đƣợc chủ động quyết định chi theo các nội dung quy định để phục vụ cho nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ theo quy định; đƣợc sử dụng kinh phí tiết kiệm để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng, chi bổ sung thu nhập cho CBCC tại đơn vị. Kết quả thực hiện giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện phí nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ giai đoạn 2012-2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Tổng Trong đó Phí nhập Phí xuất Phí bảo quản Phí cứu trợ, viện trợ Năm 2012

Số dƣ năm trƣớc chuyển sang (1) 28.908 2.320 1.056 25.532

Chi phí đƣợc hƣởng theo định

mức (2) 210.949 65.355 53.993 52.461 39.139

Chi phí thực tế (3) 140.719 35.458 29.303 43.034 32.925

Tiết kiệm phí(4)= (2)-(3) 70.230 29.897 24.691 9.427 6.215

Phân phối trong năm 70.230 29.897 24.691 9.427 6.215

Trích lập các quỹ 49.161 20.928 17.283 6.599 4.350 Chi bổ sung thu nhập 21.069 8.969 7.407 2.828 1.864

Dự toán dƣ chuyển năm sau 79.220 6.642 187 72.391

Năm 2013

Số dƣ năm trƣớc chuyển sang (1') 79.220 6.642 187 72.391

Chi phí đƣợc hƣởng theo định

mức (2') 205.355 67.295 55.596 41.947 40.517

Chi phí thực tế (3') 135.175 36.510 30.172 34.409 34.084

Tiết kiệm phí(4')= (2')-(3') 70.179 30.785 25.423 7.538 6.433

Phân phối trong năm 70.179 30.785 25.423 7.538 6.433

Trích lập các quỹ 52.419 22.671 19.927 4.308 5.513 Chi bổ sung thu nhập 17.761 8.114 5.496 3.230 920

Dự toán dƣ chuyển năm sau 34.891 6.773 386 27.732

Năm 2014

Số dƣ năm trƣớc chuyển sang (1") 34.891 6.773 386 27.732 Chi phí đƣợc hƣởng theo định

mức (2'') 209.928 51.988 26.866 36.547 94.527

Chi phí thực tế (3") 166.867 32.746 16.636 30.149 87.337 Tiết kiệm phí(4")= (2")-(3") 43.061 19.242 10.230 6.398 7.190

Phân phối trong năm 43.061 19.242 10.230 6.398 7.190

Trích lập các quỹ 30.143 13.470 7.161 4.479 5.033 Chi bổ sung thu nhập 12.918 5.773 3.069 1.919 2.157

Qua số liệu chi tiết tại Bảng số 3.8, thấy rằng:

- Tổng mức tiết kiệm phí năm 2014 là 43.061 triệu đồng, tƣơng đƣơng 20% so với mức phí đƣợc hƣởng theo định mức (43.061 triệu đồng/209.928 triệu đồng). Trong đó, phí nhập tiết kiệm là 19.242 triệu đồng, tƣơng đƣơng 37,01% so với mức phí đƣợc hƣởng theo định mức (19.242 triệu đồng/51.988 triệu đồng); phí xuất tiết kiệm là 10.230 triệu đồng/26.866 triệu đồng, tƣơng đƣơng 38,08%; phí bảo quản tiết kiệm là 6.398 triệu đồng/36.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng 17,5%; phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ tiết kiệm là 7.190 triệu đồng/94.527 triệu đồng, tƣơng đƣơng 7,6%. Kinh phí tiết kiệm đã đƣợc phân phối, sử dụng theo đúng quy định, trong đó: chi bổ sung thu nhập cho CBCC từ tiết kiệm kinh phí nhập, xuất, bảo quản, viện trợ cứu trợ là 12.918 triệu đồng, tƣơng đƣơng 0,06 lần so với quỹ tiền lƣơng, cấp bậc chức vụ do Nhà nƣớc quy định.

- Nhìn chung giai đoạn 2012-2014, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng kinh phí giao không thực hiện tự chủ. Tuy nhiên, số kinh phí thực tế thực hiện năm 2012 và 2013 còn chƣa sát với dự toán đƣợc giao. Cụ thể: năm 2011 chuyển sang năm 2012 tiếp tục sử dụng 28.908 triệu đồng, tƣơng đƣơng 13,7% so với mức phí đƣợc hƣởng theo định mức (28.908 triệu đồng/210.949 triệu đồng), dự toán dƣ năm 2012 chuyển năm 2013 là 79.220 triệu đồng, tƣơng đƣơng 38,6%; năm 2013 chuyển năm 2014 là 34.891 triệu đồng/209.928 triệu đồng, tƣơng ứng 16,62% so với mức phí đƣợc hƣởng theo định mức, đến cuối năm 2014 số dƣ dự toán còn lại là 275 triệu đồng song dự nội dung dự toán phí xuất hàng DTQG viện trợ cứu trợ phải sử dụng từ dự toán phí nhập xuất hàng DTQG do không đƣợc bổ sung dự toán kịp thời. Việc dƣ dự toán các năm qua là do một số nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 71 - 80)