Nội dung thực hiện công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 56 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc gia

3.2.2. Nội dung thực hiện công tác quản lý tài chính

3.2.2.1. Lập dự toán

Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác lập dự toán:

- Việc lập dự toán ngân sách hàng năm của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc thực hiện từ các đơn vị dự toán cấp 3 và đƣợc tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dƣới lên đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp.

- Các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp thẩm định dự toán của các đơn vị cấp dƣới theo phân cấp quản lý trƣớc khi tổng hợp báo cáo dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên, đảm bảo dự toán của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao năm kế hoạch.

- Trong quá trình xem xét thẩm định dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dƣới thuộc phạm vi quản lý, cơ quan dự toán cấp trên có quyền yêu cầu thủ trƣởng đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc cung cấp thông tin, bổ sung nội dung thuyết minh, yêu cầu lập lại dự toán trong trƣờng hợp dự toán không đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính.

- Hồ sơ dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị trình cấp trên phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Đảm bảo chấp hành đúng và đầy đủ các biểu mẫu số liệu theo quy định tại Thông hƣớng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc và biểu mẫu quy định của cấp trên theo hƣớng dẫn (nếu có) hàng năm; (2) Phải có báo cáo thuyết minh dự toán bao gồm các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm kế hoạch, có so sánh với thực hiện quyết toán ngân sách năm trƣớc, những khó khăn vƣớng mắc trong triển khai thực hiện dự toán, đề xuất các kiến nghị và giải pháp; (3) Các căn cứ xây dựng dự toán năm sau, trong đó nêu rõ các yếu tố biến động về tổ chức, biên chế, các nhiệm vụ mới và nhiệm vụ dự kiến phát sinh; (4) Danh mục chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi đối với các mục: mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, phƣơng tiện đi lại, nhiệm vụ chi chuyên môn đặc thù, ...

Quy định thời gian về lập, gửi và thẩm định dự toán của các đơn vị dự

toán các cấp:

- Đơn vị dự toán cấp 3 nộp đơn vị quản lý cấp trên trƣớc ngày 10/05 hàng năm.

- Đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp dự toán thu chi của các đơn vị trực thuộc báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trƣớc ngày 25/05 hàng năm.

Vụ Tài vụ - Quản trị thẩm định, tổng hợp dự toán của các đơn vị trực thuộc báo cáo Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp 1) trƣớc ngày 15/06 hàng năm.

Thực tế công tác lập dự toán tại Tổng cục DTNN

Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm đã đƣợc quy định rõ ràng về các nguyên tắc, yêu cầu, thời gian thực hiện báo cáo dự toán nhƣng trên thực tế Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc và các đơn vị dự toán các cấp thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc vẫn còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế sau:

- Các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách chƣa chủ động xây dựng dự toán gửi các cơ quan quản lý cấp trên theo thời gian quy định, nhiều đơn vị còn có biểu hiện chờ đợi văn bản hƣớng dẫn xây dựng dự toán của các cơ quan quản lý cấp trên mới thực hiện. Các Cục Dự trữ Nhà nƣớc thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp dự toán của đơn vị gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc về cơ bản là chậm so với thời gian quy định (xem bảng số 3.1). Mặt khác, việc hƣớng dẫn xây dựng dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc thời gian qua còn rất chậm, cụ thể: hƣớng dẫn xây dựng dự toán năm 2013 tại công văn số 685/DTQG-TCKT ngày 11/6/2012, hƣớng dẫn xây dựng dự toán năm 2014 tại công văn số 669/TCDT- TVQT ngày 07/6/2013, theo đó phần nào đã ảnh hƣởng chung đến công tác xây dựng dự toán của các đơn vị dự toán trực thuộc và không kịp thời gian để thẩm định, tổng hợp dự toán chung của toàn hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc gửi Bộ Tài chính theo thời gian quy định.

- Hồ sơ xây dựng dự toán của các đơn vị trình cấp trên chƣa sát với tình hình thực tế. Các đơn vị thƣờng lập dự toán năm kế hoạch tăng khoảng 10-15% so với dự toán năm trƣớc, chƣa ƣớc tính đƣợc dự toán căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao.

Bảng 3.1: Tình hình báo cáo dự toán của các Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực giai đoạn 2012-2014

CỤC DTNNKV

Ngày nộp báo cáo dự toán Thời gian yêu cầu báo cáo chung (trƣớc

ngày 25/05) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hà Nội 26/6/2011 6/7/2012 20/7/2013 Chƣa đảm bảo

Tây Bắc 1/7/2011 1/7/2012 5/7/2013 Chƣa đảm bảo

Hoàng Liên Sơn 26/6/2011 1/7/2012 20/6/2013 Chƣa đảm bảo

Vĩnh Phú 23/6/2011 30/7/2012 28/6/2013 Chƣa đảm bảo

Bắc Thái 15/6/2011 30/6/2012 9/8/2013 Chƣa đảm bảo

Hà Bắc 14/6/2011 28/7/2012 8/8/2013 Chƣa đảm bảo

Hải Hƣng 24/6/2011 29/7/2012 1/7/2013 Chƣa đảm bảo

Đông Bắc 2/7/2011 29/6/2012 25/6/2013 Chƣa đảm bảo

Thái Bình 25/6/2011 30/7/2012 28/6/2013 Chƣa đảm bảo

Hà Nam Ninh 25/6/2011 24/6/2012 28/6/2013 Chƣa đảm bảo

Thanh Hoá 13/6/2011 25/6/2012 14/7/2013 Chƣa đảm bảo

Nghệ Tĩnh 25/6/2011 2/8/2012 13/7/2013 Chƣa đảm bảo

Bình Trị Thiên 26/6/2011 1/7/2012 20/6/2013 Chƣa đảm bảo

Đà Nẵng 30/6/2011 25/6/2012 25/7/2013 Chƣa đảm bảo

Nghĩa Bình 1/7/2011 28/6/2012 20/7/2013 Chƣa đảm bảo

Nam Trung Bộ 1/7/2011 28/6/2012 30/6/2013 Chƣa đảm bảo Bắc Tây Nguyên 13/6/2011 29/6/2012 29/6/2013 Chƣa đảm bảo Nam Tây Nguyên 30/6/2011 5/8/2012 26/6/2013 Chƣa đảm bảo

Cửu Long 13/6/2011 7/7/2012 1/7/2013 Chƣa đảm bảo

Hồ Chí Minh 30/6/2011 30/6/2012 23/6/2013 Chƣa đảm bảo

Đông Nam Bộ 13/6/2011 7/7/2012 1/7/2013 Chƣa đảm bảo

Tây Nam Bộ 26/6/2011 29/6/2012 15/6/2013 Chƣa đảm bảo

Trên cơ sở dự toán các đơn vị cấp dƣới báo cáo, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã tổng hợp dự toán báo cáo Bộ Tài chính, tuy nhiên cũng không đảm bảo (xem bảng số 3.2).

Bảng 3.2: Tình hình lập dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm lập dự toán

Thời gian yêu cầu báo cáo Bộ Tài chính Thời gian thực tế báo cáo Bộ Tài chính Dự toán Tổng cục Dự trữ lập Dự toán Bộ Tài chính giao Tỷ lệ (%) 2012 30/06/2011 21/07/2011 1.769.219 981.469 55,5 2013 30/06/2012 19/07/2012 1.946.141 960.504 49,4 2014 30/06/2013 25/07/2013 2.140.755 995.210 46,5 (Nguồn: Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

- Do việc lập dự toán, thẩm định dự toán của các đơn vị thuộc hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc không đảm bảo yêu cầu, thiếu căn cứ, không đƣợc lập từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí (đơn vị dự toán cấp 3) và đƣợc tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dƣới lên nên thực tế qua thống kê thấy rằng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm, cụ thể: năm 2012 giao điều chỉnh, bổ sung 09 lần; năm 2013 giao điều chỉnh, bổ sung 08 lần; năm 2014 giao điều chỉnh, bổ sung 15 lần.

3.2.2.2. Chấp hành dự toán

Quy định về phân bổ, giao dự toán ngân sách:

- Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc Quyết định giao dự toán của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, căn cứ tổng mức dự toán thu, chi ngân sách đƣợc giao, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (Vụ Tài vụ - Quản trị) thẩm định, phân bổ dự toán trình Tổng cục trƣởng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc quyết định giao dự toán đảm bảo chi tiết khớp với tổng số cho các Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực, Văn phòng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, Trung tâm Bồi dƣỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nƣớc và Cục Công nghệ thông tin;

- Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc Quyết định giao dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc cho các Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực, Phòng Tài chính - Kế toán thẩm định, phân bổ dự toán trình Cục trƣởng Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực quyết định giao dự toán và phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán các nội dung theo phân cấp, đảm bảo chi tiết khớp với tổng số cho các Chi cục Dự trữ Nhà nƣớc trực thuộc và Văn phòng Cục, đồng thời tổng hợp phƣơng án phân bổ báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (Vụ Tài vụ - Quản trị) cùng thời điểm trên.

- Dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc và các đơn vị sử dụng ngân sách trong hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc phân bổ, giao hàng năm bao gồm dự toán chi đầu tƣ phát triển và dự toán chi thƣờng xuyên, trong đó bao gồm các nội dung chi nhƣ sau:

+ Chi đầu tƣ xây dựng.

+ Chi hoạt động bộ máy quản lý. + Chi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia. + Chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

+ Chi xuất hàng dự trữ quốc gia viện trợ, cứu trợ. + Chi cải tạo, sửa chữa lớn kho tàng, trụ sở. + Chi ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Chi mua sắm tài sản. + Chi nghiên cứu khoa học. + Chi đào tạo, bồi dƣỡng CBCC.

Trong đó, nội dung chi đầu tƣ xây dựng đƣợc giao thuộc dự toán chi đầu tƣ phát triển hoặc dự toán chi thƣờng xuyên hỗ trợ đầu tƣ xây dựng; chi hoạt động bộ máy quản lý đƣợc giao thuộc dự toán chi thƣờng xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ; các nội dung chi còn lại thuộc dự toán chi thƣờng xuyên giao không thực hiện chế độ tự chủ.

Quy định chấp hành, điều hành dự toán ngân sách:

- Thủ trƣởng các đơn vị dự toán phải thực hiện chấp hành, điều hành dự toán ngân sách theo đúng nội dung dự toán đƣợc giao, phê duyệt, tuân thủ chế độ chính

sách, tiêu chuẩn định mức chi theo cơ chế quản lý đối với từng nội dung chi theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của Bộ Tài chính và của các đơn vị dự toán cấp trên, trong đó:

+ Chi đầu tƣ xây dựng: Tổng cục trƣởng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc Phê duyệt kế hoạch (vốn đầu tƣ và danh mục dự án) đầu tƣ hàng năm đối với nguồn vốn chi hỗ trợ đầu tƣ xây dựng của Tổng cục thực hiện các dự án đầu tƣ và các dự án cải tạo sửa chữa trong hệ thống dƣới 2 tỷ đồng theo Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 và dƣới 5 tỷ đồng theo Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 6/9/2014. (Đối với phần nguồn vốn từ dự toán chi đầu tƣ phát triển thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch đầu tƣ và Bộ Tài chính).

+ Chi hoạt động bộ máy quản lý: Thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; Thông tƣ liên tịch số 03/2006/TTLT- BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.

+ Chi nhập, xuất, bảo quản hàng Dự trữ Nhà nƣớc và xuất hàng Dự trữ Nhà nƣớc cứu trợ, viện trợ: Thực hiện theo cơ chế khoán trên cơ sở định mức và mức phí đƣợc Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc giao theo quy định tại Thông tƣ số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia (nay đƣợc thay thế bằng thông tƣ số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nƣớc chi cho dự trữ quốc gia); Thông tƣ số 143/2009/TT-BTC ngày 15/07/2009 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập

dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ (nay đƣợc thay thế bằng Thông tƣ 211/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ).

Thủ trƣởng các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia và xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ đƣợc chủ động quyết định chi theo chế độ, đúng đối tƣợng, đúng nội dung quy định, để phục vụ cho việc nhập, xuất, bảo quản, viện trợ, cứu trợ hàng dự trữ; đƣợc sử dụng kinh phí tiết kiệm để trích lập các quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, tăng cƣờng cơ sở vật chất tại đơn vị và trích chuyển về nguồn điều hòa chung theo hƣớng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.

+ Chi cải tạo, sửa chữa lớn kho tàng, trụ sở: Thực hiện theo đúng kế hoạch, danh mục các công trình cải tạo, sửa chữa lớn đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo vốn;

+ Chi ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo đúng Kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt.

+ Chi mua sắm tài sản: Thực hiện theo đúng nội dung danh mục dự toán mua sắm đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng cục trƣởng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán mua sắm tài sản hàng năm của các đơn vị trực thuộc Tổng cục (trừ các tài sản là xe ô tô các loại, các tài sản đặc thù chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức trang bị).

+ Chi nghiên cứu khoa học: Thực hiện Thông tƣ số 44/2007/TTLT-BTC- BKHCN ngày 07/05/2007 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ hƣớng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc; Thông tƣ số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và

công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc; Tổng cục trƣởng Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 710/QĐ-TCDT ngày 18/10/2011 quy định quản lý và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)