Phát triển cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ

4.2.4. Phát triển cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả đầu ra

Theo phƣơng thức này ngay từ khi lập dự toán, các đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kể hoạch; chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao năm trƣớc để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Đây là một phƣơng thức cấp phát ngân sách tiên tiến, mới đƣợc áp dụng ở một sổ nƣớc, hoặc một số khoản chi đặc biệt. Theo đó, đơn vị cấp ngân sách không can thiệp vào việc sử dụng các khoản chi NSNN đã cấp mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn ngân sách đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chƣơng trình, mục tiêu đã đƣợc Lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt.

Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán ngân sách, Bộ Tài chính tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phƣơng thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra.

Căn cứ vào dự toán đƣợc giao cả năm, Thủ trƣởng các đơn vị tự chủ động và chịu trách nhiệm về việc sử dụng ngân sách đƣợc cấp, bảo đảm thực hiện những công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ cơ quan tài chính theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trƣờng hợp phát hiện đơn vị không đảm bảo thực hiện công việc theo đúng cam kết, cơ quan tài chính đƣợc phép tạm dừng cấp ngân sách cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần ngân sách đã cấp. Nhƣ vậy, trong cơ chế quản lý, kiểm soátchất lƣợng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã đƣợc thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lƣợng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế quản lý chi theo “đầu vào” hiện nay.

Trong điều kiện định mức chi tiêu của Nhà nƣớc ta dù đã đƣợc đƣa ra nhƣng đến thời điểm này đã lạc hậu và thiếu thực tế và đồng bộ. Chính vì vậy, hiệu quả

các khoản chi tiêu thƣờng xuyên của NSNN cũng phải đƣợc xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, chống chi tiêu lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nƣớc mà lại không đảm bảo đƣợc số lƣợng, chất lƣợng công việc đã cam kết. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn mà khi triển khai áp dụng chế độ này chúng ta cần phải quan tâm đến, bởi lẽ đặc điểm của việc quản lý và kiểm soátchi ngân sách khó khăn đó đƣợc đo bằng các chỉ tiêu định lƣợng. Những vấn đề cần phải đặt ra là khi giao nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý tài chính cho Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá, xem xét hiệu quả của việc sử dụng ngân sách đó. Những trƣờng hợp này nếu chúng ta quản lý không tốt cũng dễ phát sinh một số trƣờng hợp các nhà quản lý giỏi cũng có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm đƣợc trong quá trình sử dụng NSNN cấp để làm lợi cho cá nhân hoặc chi tiêu lãng phí.

Qua những vấn đề trên về việc thực hiện phƣơng thức cấp ngân sách Nhà nƣớc theo kết quả đầu ra, Tổng cục DTNN thực hiện cấp phát với một số khoản chi có định lƣợng đƣợc kết quả nhƣ: nghiên cứu đề tài khoa học, mua sắm, sửa chữa tài sản, đầu tƣ XDCB, ứng dụng CNTT, ...

Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí quản lý của các đơn vị DTNN yêu cầu phải đánh giá trên cơ sở mối tƣơng quan giữa kết quả, chất lƣợng công việc đạt đƣợc và kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị DTNN. Vụ Tài vụ - Quản trị thuộc Tổng cục DTNN với chức năng là đơn vị quản lý tài chính toàn hệ thống, giúp Tổng Cục trƣởng thống nhất quản lý về tài chính, tài sản, đầu tƣ phát triển và xây dựng trong toàn hệ thống DTNN cần sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Tổng Cục trƣởng Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính ban hành quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao đối với các đơn vị DTNN thực hiện chế độ tự chủ tài chính về quản lý kinh phí thuộc phạm vi quản lý, đây là thƣớc đo hiệu quả hoạt động và cũng là thƣớc đo hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại các đơn vị DTNN.

cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại mỗi đơn vị, cũng nhƣ những mặt tích cực, các hạn chế trong hoạt động của mỗi đơn vị DTNN nói riêng và hoạt động của hệ thống Tổng cục DTNN nói chung, để trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp hơn.

Tiêu chí để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị đƣợc xây dựng trên một số chỉ tiêu sau:

- Tổ chức thực hiện công việc: Tiến độ thực hiện, quy trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lƣợng và kết quả công việc đạt đƣợc.

- Khả năng tổ chức, quản lý đơn vị và điều hành công việc; chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí của Thủ trƣởng các đơn vị DTNN.

- Mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong xử lý, giải quyết công việc;

- Công tác chấp hành chế độ báo cáo của đơn vị...

Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc ban hành, là căn cứ để các đơn vị DTNN thuộc hệ thống TCDTNN cụ thể hoá từng nội dung, tiêu chí đánh giá phù hợp với lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đặc thù, đặc điểm hoạt động của đơn vị; trong đó, đối với mỗi tiêu chí có thang bảng điểm để phân loại, xếp hạng mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao (nhƣ: xuất sắc, khá, trung bình, kém) đối với từng bộ phận cũng nhƣ CBCC của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)