Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà

Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nƣớc tổ chức tích luỹ một bộ phận của cải vật chất xã hội vào quỹ dự phòng chiến lƣợc để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cƣ cũng nhƣ các nhiệm vụ khác của Nhà nƣớc.

Chính từ ý nghĩa, vai trò to lớn của dự trữ quốc gia “Tích cốc phòng cơ” mà ngay từ khi lập nƣớc, ông cha ta đã chú trọng đến việc dự trữ lƣơng thực để phòng ngừa thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Kế tục truyền thống đó, từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Bác Hồ và Nhà nƣớc ta đã thƣờng xuyên quan tâm đến việc tổ chức lực lƣợng dự trữ, chuẩn bị lực lƣợng hậu cần hùng hậu để phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta.

Sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình đƣợc lập lại trên nửa đất nƣớc, toàn Đảng, toàn dân ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Tháng 9 năm 1955, Quốc hội khoá I nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã họp, ra Nghị quyết có tính cấp bách và mang ý nghĩa lịch sử đối với hệ thống Dự trữ quốc gia là: “Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”.

Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 13/1/1956, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg, về tổ chức lực lƣợng dự trữ vật tƣ của quốc gia, với danh mục 27 loại hàng hoá thiết yếu; đồng thời Thủ tƣớng Chính phủ tạm giao cho Uỷ ban Kế hoạch quốc gia theo dõi, đôn đốc hoạt động dự trữ này và giao cho các Bộ: Công nghiệp, Thƣơng nghiệp, Quốc phòng, Y tế trực tiếp bảo quản 27 loại hàng dự trữ quốc gia nói trên; chỉ đƣợc xuất kho theo lệnh của Thủ tƣớng Chính phủ.

Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lƣợng dự trữ quốc gia, ngày 7/8/1956, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc, trực thuộc Thủ tƣớng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc lúc đó gồm 04 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tƣ của Nhà nƣớc trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nƣớc về dự trữ quốc gia và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hoá dự trữ, Thủ tƣớng Chính phủ đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tƣ dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra.

Trải qua quá trình phát triển với rất nhiều biến đổi về tổ chức và phƣơng thức quản lý, khi phân tán, lúc tập trung, ngày nay dự trữ quốc gia đã trở thành một hệ thống tổ chức vững mạnh, gồm Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc và 10 Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ. Trong đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc các hoạt động dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng chiến lƣợc theo phân công của Chính phủ. Tổng cục đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý: Tổng cục, Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực và Chi cục Dự trữ Nhà nƣớc. Để phù hợp với nhiệm vụ từng thời kỳ, Chính phủ cũng đã nhiều lần quy định lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống Dự trữ Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính. Gần đây nhất, cùng với sự ra đời của hàng loạt các Luật liên quan đến công tác quản lý tài chính công; sự sắp xếp, bố trí lại các cơ quan thuộc Ngành Tài chính… Điều này đòi hỏi phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới. Ngày 20/8/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 20/11/2012, Luật dự trữ quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Đây là một thành công rất lớn đối với hoạt động dự trữ quốc gia, là kết quả sự nỗ lực tập trung của toàn ngành, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan đầu ngành, các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Theo đó, việc phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia đƣợc quy định nhƣ sau: 1. Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ

quốc gia đáp ứng yêu cầu về sản xuất, đời sống, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

3. Chính phủ phân công Bộ, ngành trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia khác.

Ngày 28/12/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; theo đó, mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 đƣợc xác định cụ thể: “Tăng cƣờng tiềm lực dự trữ quốc gia, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP”. Đó là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đặt ra đối với ngành Dự trữ Nhà nƣớc trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi ngành Dự trữ Nhà nƣớc cần nỗ lực hơn nữa để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)