CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn của tác giả thuộc chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, trong quá trình nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn, luận văn chủ yếu nghiên cứu định tính. Tuy nhiên, để làm rõ nội công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, luận văn còn kết hợp với nghiên cứu tình huống, phỏng vấn. Các phƣơng pháp chủ yếu luận văn sử dụng:
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp này dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời đi phỏng vấn và đối tƣợng phỏng vấn. Phƣơng pháp phỏng vấn ngày càng trở nên phổ biến và là phƣơng tiện thuận tiện để thu thập thông tin.
- Ngƣời phỏng vấn đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những thành viên dự kiến theo mẫu lựa chọn.
- Phân phát các bảng câu hỏi và hƣớng dẫn trả lời.
- Ghi chép các phản ứng của ngƣời đƣợc phỏng vấn một cách trung thực về những vấn đề có liên quan với nội dung nghiên cứu.
Bản chất của việc phỏng vấn trực tiếp là tiến trình tiếp xúc giữa hai cá nhân, trong đó ngƣời phỏng vấn cố gắng thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của ngƣời đƣợc chọn để phỏng vấn. Theo tiến trình này, sau khi thiết lập mối quan hệ xã hội, ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu rõ lý do thì ngƣời phỏng vấn sẽ dùng bảng câu hỏi để trao đổi với đối tƣợng và tự ghi chép thông tin cần thiết. Hoặc ngƣời phỏng vấn đề nghị đối tƣợng nghiên cứu bảng câu hỏi và tự trả lời có sự hƣớng dẫn của ngƣời phỏng vấn.
Trong quá trình nghe đối tƣợng trả lời, ngƣời phỏng vấn phải chú ý các điểm sau: + Đối tƣợng có hiểu câu hỏi không?
+ Đối tƣợng có phản ứng gì? Ý nghĩa của phản ứng đối với mỗi câu hỏi. Trên cơ sở đó, ngƣời phỏng vấn xếp lại các phản ứng vào bảng câu hỏi dự kiến trƣớc hoặc ngƣời phỏng vấn ghi chép vào sổ tay để tổng kết sau đó.
Cuộc phỏng vấn sẽ đạt yêu cầu khi ngƣời phỏng vấn có bảng câu hỏi đã đƣợc soạn thảo cẩn thận theo tiêu chuẩn, ngƣời phỏng vấn chỉ cần đọc và có thể kèm theo bảng hƣớng dẫn trả lời.
Khi cuộc phỏng vấn có những câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn khác lãnh vực với ngƣời phỏng vấn thì đòi hỏi ngƣời phỏng vấn phải chuẩn bị kiến thức chu đáo trƣớc khi tiếp xúc với đối tƣợng.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi.
Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn là ban Lãnh đạo Tổng cục, Vụ, Cục thƣờng khá bận, vất vả nên địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại đơn vị công tác.
Thời lƣợng và thời điểm phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng 60 phút. Tùy vào thời gian, thời điểm phù hợp nhất mà đối tƣợng đƣợc phỏng vấn bố trí.
Dữ liệu đƣợc thu thập theo tháng, năm thông qua các cuộc phỏng vấn. Để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng một thời gian biểu thực tế, liên hệ và sắp xếp thời gian phù hợp với các đối tƣợng phòng vấn. Do đối tƣợng chủ yếu ở khu vực Hà Nội nên việc thu thập thông tin cần một thời gian biểu hợp lý. Mọi thông tin thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn sau khi thu thập sẽ đƣợc xử lý lôgic bằng cách đƣa các phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện.
2.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ƣu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của các cán bộ, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực. Qua các ý kiến đóng góp tỉ mỉ của các chuyên gia đã giúp tác giả hoàn thiện luận văn cơ bản đầy đủ thông tin và nguồn thông tin sát với tình hình thực tế cũng nhƣ nguồn thông tin lịch sử đƣợc đảm bảo chính xác.
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải:
+ Xác định tiêu thức để phân chia. + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng.
Với phƣơng pháp này tác giả căn cứ vào số liệu thu thập đƣợc trong giai đoạn từ 2012-2014, tiến hành phân tích đánh giá tình thực lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán chi NSNN, kiểm tra kiểm toán.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tƣơng quan nhƣ kết quả thực hiện so với kế hoạch…và các chỉ tiêu tƣơng ứng. Phƣơng pháp so sánh giúp phát hiện sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý tài chính. Từ đó thấy đƣợc những ƣu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.
2.2.5. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tƣơng đối để xác định sự biến động của các hiện tƣợng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất định. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát, tác giả có sử dụng một số nguồn tài liệu để nghiên cứu: Sách, báo, thông tƣ, nghị định, …
Ngoài ra, luận văn có kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu đã công bố liên quan đến chủ để nghiên cứu.