Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 37 - 41)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Luận văn chỉ sử dụng số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Số liệu dự toán chi tiêu nội bộ và báo cáo quyết toán nội bộ Văn phòng KBNN trong giai đoạn từ 2012-2016.

- Số liệu về kết quả hoạt động của KBNN.

- Số liệu trong các bài viết, bài báo, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài.

Bảng 2.1. Nguồn thu thập thông tin, số liệu

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về tình hình quản lý chi thƣờng xuyên tại các đơn vị hành chính nhà nƣớc, cơ quan KBNN tỉnh.

- Các giáo trình và bài

giảng: Khoa học quản lý, Chính sách công, Kinh tế vĩ mô nâng cao.

- Các bài báo, bài viết từ tạp

chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các đề tài nghiên cứu có

liên quan tới đề tài

- Thƣ viện Đại học

quốc gia, thƣ viện quốc gia.

- Thƣ viện, internet.

- Thƣ viện trƣờng

Nghiệp vụ KBNN

Số liệu về tình hình quản lý chi thƣờng xuyên của cơ quan KBNN và Văn phòng KBNN.

- Các văn bản quy phạm

pháp luật quy định về chế độ tự chủ tài chính, kiểm soát chi, sử dụng kinh phí quản lý hành chính.

- Dự toán thu, chi NSNN,

báo cáo quyết toán nội bộ từ năm 2012-2016 của Văn phòng KBNN.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết

đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của KBNN

- Các Vụ, phòng thuộc

cơ Quan KBNN.

- Trang thông tin điện

tử của KBNN

Nguồn: Tác giả xây dựng

Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin. - Liên hệ với các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập rất nhiều và h n độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.

Số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ các nguồn nêu trên đƣợc xử lý để chọn lọc ra

các dữ liệu có giá trị phục vụ cho việc phân tích, đánh giá: loại bỏ thông tin nhiễu, các dữ liệu không liên quan đến phạm vi đề tài; liên kết các thông tin, số liệu theo mối liên hệ bản chất nhằm rút ra các thông tin thật sự có giá trị. Tiến hành so sánh, đối chiếu, tính tỷ lệ phần trăm để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Trình tự các bƣớc, biện pháp tác động vào thông tin, số liệu nhằm rút ra những thông tin mới, có giá trị phục vụ cho việc phân tích đánh giá liên quan đến đề tài cơ bản diễn ra nhƣ sau:

- Tập hợp, hệ thống hóa thông tin từ nhiều nguồn. Tiến hành phân loại thông tin, chia thông tin ra thành từng loại, từng vấn đề, từng lĩnh vực khác nhau theo các tiêu chí đƣợc lựa chọn.

- Tóm lƣợc thông tin: Giảm bớt lƣợng nội dung tin nhƣng vẫn đảm bảo những nội dung cốt yếu và cơ bản của thông tin để phục vụ cho việc tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin.

- Xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của thông tin. Thông tin đƣợc thu thập từ các nguồn tin khác nhau thƣờng có những độ tin cậy khác nhau. Nguồn tin từ văn bản, công báo, tài liệu lƣu trữ đƣợc coi là nguồn tin có giá trị pháp lý cao; Nguồn tin từ sách, báo, tạp chí thƣờng không đƣợc coi là nguồn tin có giá trị pháp lý cao.

2.3.3. Phương pháp phân tích

Luận văn vận dụng các phƣơng pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học nhƣ: Phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phƣơng pháp thống kê, so sánh, dự báo và đánh giá... trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn. Cụ thể nhƣ sau:

- Phƣơng pháp hệ thống hóa: Sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc sát với khung nghiên cứu luận văn) để từ đó xây dựng một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đầy đủ và sâu sắc hơn. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài quản lý chi thƣờng xuyên tại cơ quan KBNN và trong Chƣơng 1 cơ sở lý luận của luận văn, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định đƣợc nội dung cần tập trung nghiên cứu trong luận văn.

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phân chia toàn thể đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của các yếu tố đó; Từ đó hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ đúng đắn nhất cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN trên cơ sở khung lý thuyết đã đƣợc xây dựng ở chƣơng 1.

- Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch: Quy nạp là phƣơng pháp đi từ những hiện tƣợng riêng lẻ, rời rach, độc lập, ngẫu nhiên, rồi liên kết các hiện tƣợng ấy với nhau để tìm ra bản chất của đối tƣợng. Diễn giải là phƣơng pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã đƣợc thừa nhận để tìm ra các hiện tƣợng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tƣợng. Quy nạp và diễn giải là hai phƣơng pháp nghiên cứu theo ngƣợc chiều nhau song liên hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phƣơng pháp quy nạp trƣớc đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phƣơng pháp diễn giải. Phƣơng pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tƣợng. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.

- Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Luận văn dựa trên các số liệu thống kê để mô tả chu trình quản lý chi thƣờng xuyên và các nhân tố ảnh hƣởng. So sánh, đối

chiếu các chỉ tiêu, số liệu thống kê đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Phƣơng pháp thống kê, so sánh đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài tại Chƣơng 3 nhằm mô tả thực trạng chi thƣờng xuyên tại Văn phòng KBNN ở Việt Nam, so sánh kết quả hoạt động giữa các năm theo cơ cấu các chỉ tiêu đánh giá giai đoạn từ năm 2012 – 2016.

- Phƣơng pháp dự báo và đánh giá: Phƣơng pháp dự báo định tính dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan và khả năng có liên hệ của các yếu tố liên quan trong tƣơng lai. Phƣơng pháp dự báo định lƣợng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học đƣợc thiết lập để dự báo cho tƣơng lai. Căn cứ vào các thông tin, số liệu đã đƣợc phân tích qua thống kê và so sánh, các phƣơng pháp này đƣợc kết hợp sử dụng trong chƣơng 4 của luận văn để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp cho vấn đề quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng KBNN ở Việt Nam.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG KHO BẠC NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 37 - 41)