Đánh giá theo nội dung quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 74 - 80)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2.Đánh giá theo nội dung quản lý chi thường xuyên

3.4. Đánh giá quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nƣớc Việt

3.4.2.Đánh giá theo nội dung quản lý chi thường xuyên

3.4.2.1. Điểm mạnh trong quản lý chi thường xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam

Quản lý tài chính KBNN theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đã tạo sự chủ động cho cơ quan KBNN trong điều hành, sử dụng kinh phí đáp ứng kịp thời nhu cầu chi khi cần thiết, tránh đƣợc tình trạng phải gò ép các nội dung chi theo kế hoạch chi tiết đƣợc duyệt, giảm đƣợc các thủ tục hành chính trong khâu lập dự toán, cấp phát kinh phí và điều chỉnh các mục chi, nội dung chi hàng năm; việc thực hiện khoán kinh phí đã tạo cho cơ quan KBNN chủ động trong việc đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, chi phí quản lý hành chính, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho công chức. Mặt khác là đòn bẩy khích lệ tinh thần trách nhiệm đối với ngƣời quản lý và công chức trong đơn vị có ý thức hơn trong việc thực hiện tiết kiệm, chi tiêu hiệu quả và chống lãng phí.

Trong giai đoạn 2012-2016, công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN có những điểm mạnh cơ bản sau đây:

các yêu cầu cơ bản, bám sát định hƣớng, kế hoạch công vụ của các đơn vị thuộc văn phòng KBNN. Công tác lập dự toán đã từng bƣớc thực hiện đúng trình tự, căn cứ luật pháp cho ph p, đảm bảo chất lƣợng dự toán từng bƣớc đƣợc nâng cao, nội dung chi thƣờng xuyên đƣợc tính toán tƣơng đối sát trên cơ sở chính sách chế độ nhà nƣớc, đảm bảo đúng Mục lục NSNN.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên thời gian qua đã đảm bảo sự đầy đủ, kịp thời nguồn ngân sách cho thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của văn phòng KBNN. Cơ cấu chi thƣờng xuyên có những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực; Phân cấp quản lý và điều hành ngân sách đã góp phần nâng cao tính chủ động của các đơn vị văn phòng KBNN trong quá trình quản lý chi thƣờng xuyên tại đơn vị.

Thứ ba, công tác quyết toán chi thƣờng xuyên đã thực hiện đúng với các quy định và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Các loại báo cáo tài chính của văn phòng KBNN cơ bản đƣợc lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo đƣợc phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt vào đúng Mục lục NSNN đã quy định.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, giúp kiểm soát đƣợc các khoản chi NSNN và đảm bảo chi thƣờng xuyên ngân sách đúng chế độ quy định hiện hành.

3.4.2.2. Điểm yếu trong quản lý chi thường xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN còn có những hạn chế sau:

Thứ nhất, hạn chế trong lập dự toán chi thƣờng xuyên.

Căn cứ xây dựng dự toán của cơ quan KBNN ở trung ƣơng đƣợc xác định theo một số cơ sở chủ yếu nhƣ: các nhiệm vụ của năm kế hoạch, số thực hiện của các năm trƣớc liền kề... nên dự toán đƣợc lập chƣa sát với thực tế dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Căn cứ phân bổ dự toán của KBNN chủ yếu theo biên chế đƣợc phê duyệt (chƣa có căn cứ xác đáng để quy định tỷ lệ giữa khối lƣợng công việc chuyên môn so với số lƣợng biên chế nhƣ thế nào là phù hợp); Định mức phân bổ kinh phí chƣa thực

sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chƣa làm rõ đƣợc trách nhiệm giữa kinh phí đƣợc giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân.

Thứ hai, hạn chế trong chấp hành dự toán và quyết toán chi thƣờng xuyên. Theo quy định, việc chấp hành, quyết toán kinh phí mới mang tính chất tài chính đơn thuần, thƣờng công tác quyết toán kinh phí chỉ quan tâm đến việc sử dụng kinh phí thừa hay thiếu, có chấp hành theo các chính sách, chế độ, định mức quy định hay không....Vì chế độ quy định của Nhà nƣớc chƣa quy định các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của các cơ quan HCNN theo định kỳ hàng năm nên công tác quyết toán kinh phí chƣa có căn cứ để gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, với kết quả đạt đƣợc về các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, chƣa có sự quan tâm đúng mức đến kết quả đã đạt đƣợc của đơn vị tƣơng ứng với số kinh phí đƣợc sử dụng và quyết toán trong năm.

Do số lƣợng đơn vị dự toán trực thuộc trong hệ thống KBNN nhiều (63 KBNN các tỉnh, thành phố, cơ quan KBNN ở trung ƣơng và 2 đơn vị sự nghiệp) nên thời gian KBNN dành cho việc kiểm tra xét duyệt quyết toán hàng năm tại m i đơn vị chỉ đƣợc từ tối đa 3 ngày nên công tác x t duyệt, thẩm định quyết toán chƣa thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý.

Thứ ba, hạn chế trong kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên. Công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ mới đƣợc thực hiện sau khi những hoạt động tài chính, sử dụng kinh phí đã kết thúc hoặc niên độ ngân sách đã kết thúc. Mặc dù khối lƣợng công việc phải kiểm tra nhiều, nhƣng khi đó mọi hoạt động đã diễn ra, việc hạch toán đã đƣợc phản ánh đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán, do đó các tồn tại dễ bị phát hiện và thuận lợi trong việc đƣa ra kết luận đúng, sai, nhƣng chƣa có tác dụng ngăn chặn vì những tồn tại, sai phạm đã diễn ra hoặc đã hoàn thành; điều này dẫn đến hạn chế là chƣa phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tồn tại trong quản lý trƣớc chúng khi xảy ra.

Việc tự kiểm tra nội bộ còn ít, hàng năm các chƣa tập trung đến việc lập kế hoạch và thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ tại chính cơ quan. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chỉ có một vài cán bộ làm công tác quản lý kinh phí, nên chƣa có đủ số

lƣợng cán bộ để thực hiện kiểm tra chéo giữa các cán bộ làm công tác quản lý kinh phí tại đơn vị.

Thứ tư, hạn chế trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính.

- Về quy chế chi tiêu nội bộ: Quy chế chi tiêu nội bộ của KBNN vẫn phải căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do Nhà nƣớc, Bộ Tài chính ban hành; mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không đƣợc vƣợt quá chế độ, định mức quy định. Trƣờng hợp Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng vƣợt chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ bị cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nƣớc) xuất toán và yêu cầu điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Về sử dụng kinh phí: Hoạt động KBNN là hoạt động đặc thù, nhiều khoản chi rất cần thiết tuy nhiên lại không có chế độ, định mức để chi; trƣờng hợp vận dụng chế độ, định mức để chi thì rất dễ bị cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm toán “tuýt còi” do chế độ không quy định.

- Về phƣơng thức phân phối BSTN theo lƣơng từ kinh phí tiết kiệm chi là chƣa hợp lý, chƣa gắn với kết quả, chất lƣợng lao động của CBCC và đóng góp vào thành tích tiết kiệm chung của đơn vị. Do vậy, chƣa thực sự là động lực để vận động cán bộ nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Về phân phối quỹ phúc lợi theo nhóm lợi ích và hệ số lƣơng nhƣ hiện nay sẽ làm cho CBCC có lƣơng cao, thu nhập cao hơn lại đƣợc hƣởng phúc lợi cao hơn. Nhƣ vậy chƣa phản ánh đúng bản chất của phúc lợi tập thể và chƣa thực sự công bằng trong phân phối quỹ phúc lợi từ kinh phí tiết kiệm chung và do công sức đóng góp của tất cả các CBCC trong đơn vị.

Những hạn chế trên đây đòi hỏi phải đƣợc khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại cơ quan KBNN.

3.4.2.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý chi thường xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Việt Nam

đƣợc giao; chƣa có định mức chung giữa công tác xây dựng dự toán và phân bổ dự toán dẫn đến chất lƣợng xây dựng dự toán không sát với thực tế.

Thứ hai, hiện nay chúng ta chƣa có căn cứ xác đáng để quy định tỷ lệ giữa khối lƣợng công việc chuyên môn so với số lƣợng biên chế nhƣ thế nào là phù hợp nên định mức phân bổ dự toán chi chƣa xây dựng phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác lập dự toán của đơn vị cũng nhƣ chất lƣợng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

Thứ ba, KBNN chƣa xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí của các đơn vị trực thuộc theo định kỳ hàng năm.

- Về kinh phí tiết kiệm: cơ chế tài chính của cơ quan KBNN quy định sử dụng kinh phí tiết kiệm đƣợc sử dụng cho nội dung: Bổ sung thu nhập cho CBCC tối đa 0,2 lần so với mức tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do Nhà nƣớc quy định. Việc khống chế mức bổ sung thu nhập tối đa nhƣ vậy thực tế đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị, trƣờng hợp đơn vị có tiết kiệm chi cao cũng không đƣợc phép chi thêm.

- Về cơ chế phân phối, chi trả tiền lƣơng theo kết quả công việc chƣa thực sự gắn với kết quả, chất lƣợng công tác và ngày công lao động, chƣa đảm bảo chính xác; một số đối tƣợng chi chƣa ph hợp (cán bộ nghỉ ốm đau, thai sản); chƣa thực sự khuyến khích tinh thần làm việc của CBCC; chƣa thực sự là công cụ để thúc đẩy thi đua, là đòn bẩy để thu hút nhân tài, giữ chân cán bộ có trình độ, có năng lực chuyên môn giỏi và kinh nghiệm công tác để công hiến, phục vụ lâu dài cho ngành.

Thứ tư, việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với KBNN còn chậm, chƣa đồng bộ, chƣa ph hợp với hoạt động đặc thù của KBNN, do vậy, KBNN thực hiện tự chủ nhƣng nhiều cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ nhƣ đối với đơn vị chƣa thực hiện tự chủ.

Thứ năm, ý thức tự giác thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và sử dụng dịch vụ công cộng của một số cán bộ công chức chƣa chƣa thực sự tốt, chủ yếu phải thông qua các biện pháp hành chính.

cụ thể việc xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, trên cơ sở đó là căn cứ để đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG KHO BẠC NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 74 - 80)