Hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 83 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà

4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên

- Đổi mới công tác tuyển chọn bố trí sử dụng CBCC: Đối với CBCC chuyên trách cần đổi mới quy trình lựa chọn giới thiệu nhân sự, việc tuyển chọn giới thiệu nhân sự để bầu vào các chức danh chuyên trách theo hƣớng công khai. Quy trình thực hiện phải đảm bảo tính chất cạnh tranh công bằng khách quan, tạo mọi điều kiện để những ngƣời có đủ đức đủ tài đều có cơ hội ngang nhau trong bầu cử. Công tác quy hoạch cần lựa chọn những ngƣời có đủ các tiêu chuẩn quy định và phù hợp với tình hình của địa phƣơng để đƣa vào quy hoạch. Việc lựa chọn giới thiệu ngƣời vào các chức danh quy hoạch cần đảm bảo công khai dân chủ, thực chất đảm bảo những ngƣời có đủ tiêu chuẩn trình độ năng lực và phẩm chất để đƣợc xem x t đƣa vào quy hoạch. Đảm bảo nguồn CBCC dồi dào tạo thế chủ động đón bắt những phát triển trong tƣơng lai, kịp thời thay thế những vị trí lãnh đạo chủ chốt cần thiết đảm bảo tính ổn định liên tục và phát triển của các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định của Nhà nƣớc đối với những cán bộ không đảm bảo đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc điều chuyển, bố trí sắp xếp vị trí công việc phù hợp với khả năng thực hiện. Trong công tác tuyển dụng cán bộ, cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

đối với từng vị tri công việc, trên cơ sở đó thực hiện tuyển dụng CBCC thông qua hình thức thi tuyển, tránh tình trạng tuyển dụng CBCC không theo đúng yêu cầu công việc hoặc thực hiện xét tuyển sau đó mới bố trí vị trí, công việc.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cần theo hƣớng đổi mới, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm và 05 năm cho từng loại cán bộ chu đáo và khoa học. Đổi mới chƣơng trình nội dung và các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng hợp lý khoa học cho các chức danh theo tiêu chuẩn đã đƣợc quy định, phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, lấy chất lƣợng hiệu quả làm mục tiêu chính, phát huy tính chủ động, tích cực của ngƣời học nhằm phát triển trình độ năng lực và kỹ năng theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo tính thực thi công việc đƣợc giao. Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cần đa dạng hóa hơn nhằm bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn quản lý, điều hành cơ sở, mặt khác thực hiện phƣơng châm đào tạo, bồi dƣỡng với bố trí, sử dụng nhằm phát huy kiến thức đã học và tạo điều kiện động viên khuyến khích các CBCC tích cực, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Xây dựng, thực hiện tốt quy chế luân chuyển CBCC, có kế hoạch chu đáo, xác định rõ phạm vi địa bàn luân chuyển, hình thức luân chuyển, kiểm tra, theo dõi, tổng kết đánh giá kịp thời công tác luân chuyển.

- Nâng cao trình độ đánh giá các CBCC, xem x t cần phải làm hàng năm và đột xuất khi có nhu cầu bổ nhiệm và tái bổ nhiệm đảm bảo tính công bằng, khách quan, đáng tin cậy. Cần rà soát lại các chức danh, chức trách nhiệm vụ, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao của từng chức vụ làm căn cứ đánh giá CBCC khoa học. Đánh giá CBCC quản lý tài chính ngân sách phải đặt trong hoàn cảnh môi trƣờng làm việc, mối quan hệ biện chứng với chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, của ngành cũng nhƣ toàn bộ quá trình phấn đấu đƣợc tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch. Xây dựng cơ chế giám sát, nhằm phát hiện kịp thời những cán bộ non yếu về trình độ, sa sút về đạo đức lối sống. Đãi ngộ vật chất, tinh thần cho các cán bộ, tiến hành cải tiến chế độ tiền lƣơng, sửa đổi điều chỉnh sự bất hợp lý về tiền lƣơng.

- Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý ngân sách: Vụ Tài vụ - Quản trị, bộ phận quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc khối văn phòng KBNN. Trong đó, Vụ Tài vụ - Quản trị là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mƣu đề xuất và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách tại KBNN. Xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức giao ban hàng quý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mƣu cho Lãnh đạo KBNN về chi thƣờng xuyên và quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc thực hiện công tác chi thƣờng xuyên tại đơn vị mình.

- Kho bạc nhà nƣớc là cơ quan hành chính sự nghiệp mang tính đặc thù, vì vậy, m i cán bộ công chức phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau rồi phẩm chất chính trị, đạo dức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc đƣợc giao với chất lƣợng và hiệu quả cao nhất.. Do vậy cần thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng văn hóa công sở, văn minh văn hóa nghề kho bạc lành mạnh, đúng đắn. Việc tiết kiệm chống lẵng phí chỉ thật sự có hiệu quả khi nó trở thành ý thức của từng đơn vị, cá nhân, thành đặc trƣng văn hóa công sở của m i đơn vị KBNN, đặc trƣng văn hóa của m i cán bộ kho bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)