Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 83)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc

Nhà nƣớc đến năm 2020

4.1.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020

Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, mục tiêu tổng quát là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. Nội dung cơ bản của Chiến lƣợc phát triển KBNN nhƣ sau:

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc

+ Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực. Thực hiện rộng rãi các phƣơng thức thu nộp thuế hiện đại nhƣ: thu nộp qua Internet, thẻ tín dụng, v.v...

+ Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nƣớc, nguồn vốn nƣớc ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nƣớc. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chƣơng trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hƣớng phân cấp và gắn liền với định hƣớng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của chi NSNN.

công tác quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện và mở rộng TABMIS với vai trò là hạt nhân của hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS).

- Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ: Xây dựng Luật Quản lý ngân quỹ. Phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; gắn công tác quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện liên kết với các nền tài chính trong khu vực và trên thế giới.

- Công tác kế toán: Thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nƣớc. Chuyển từ kế toán dồn tích điều chỉnh sang kế toán dồn tích đầy đủ. Xây dựng bảng tổng kết tài sản Quốc gia; thực hiện kế toán tình hình biến động về mặt giá trị của tài sản công. Phát triển kế toán quản trị đảm bảo khả năng phân tích và tính toán đƣợc chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng nhƣ yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Áp dụng chuẩn mực kế toán nhà nƣớc phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kế toán công (IPSAS).

- Hệ thống thanh toán: Phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phƣơng, đa phƣơng với các ngân hàng thƣơng mại. Triển khai toàn diện mô hình thanh toán tập trung (TSA) của KBNN theo cả chiều dọc và chiều ngang, đảm bảo mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc đều đƣợc thực hiện qua TSA.

- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Đổi mới nội dung, phƣơng pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát; xây dựng quy trình và hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa; xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hƣớng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

- Công nghệ thông tin: Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại trên cơ sở TABMIS và IFMIS nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý tài chính công của quốc gia. Thực hiện giai đoạn 2 của dự án TABMIS đáp ứng các yêu cầu cải cách mạnh mẽ về quản lý tài chính - ngân sách nhƣ thực hiện phân bổ ngân sách theo đầu ra; tính toán đƣợc chi phí và hiệu quả của các chƣơng trình, dự án chi tiêu từ nguồn NSNN; xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn; thực hiện quản lý NSNN theo nguyên tắc dồn tích; hình thành Tổng kế toán Nhà nƣớc... Xây dựng cấu trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN; ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất và

chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN. Hình thành Kho bạc điện tử.

- Tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế: Tăng cƣờng áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN nhƣ chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực...

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Nhà nước

Việc hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN trong thời gian tới cần dựa trên các định hƣớng sau:

- Thực sự tạo quyền chủ động cho thủ trƣởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kính phí hoạt động và biên chế đƣợc giao, đảm bảo hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao và tăng thu nhập cho cán bộ.

- Hoàn thiện các quy định về phân phối tiền lƣơng gắn với kết quả lao động, đảm bảo công bằng và thúc đẩy đơn vị quản lý và sử dụng số biên chế đƣợc giao một cách hiệu quả nhất.

- Bổ sung và sửa đổi các quy định về trích lập các quỹ, phân phối thu nhập từ kinh phí tiết kiệm nhằm thúc đẩy, tăng cƣờng ý thức tự giác trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của CBCC.

- Đảm bảo gắn kết giữa quyền lợi với trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị, của cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Hoàn thiện Quy chế quản lý tài chính phải gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020.

- Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa kết quả công việc với thu nhập đƣợc hƣởng.

- Tăng cƣờng tự chủ trong quản lý tài chính, phát huy quyền chủ động của đơn vị trong quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đƣợc giao cũng nhƣ kinh phí tiết kiệm tại đơn vị.

- Nâng cao tính minh bạch, công khai trong quản lý, sử dụng kinh phí; đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lƣơng, bổ sung thu nhập và phúc lợi cơ quan.

- Tạo điều kiện cho đơn vị sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần tăng thu nhập cho CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 83)