Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 96 - 97)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6.Giải pháp khác

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà

4.2.6.Giải pháp khác

- Trên cơ sở Bảng mô tả vị trí công việc đã và đang triển khai xây dựng, tiến hành Xây dựng định mức biên chế cho từng vị trí công việc, từng tổ nghiệp vụ, Phòng nghiệp vụ phù hợp với quy mô hoạt động của đơn vị trong từng giai đoạn. Từ đó có cơ sở để triển khai thực hiện khoán quỹ lƣơng theo biên chế định mức.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý tài chính nhằm tiết kiệm thời gian, sức lao động, chi phí hành chính. Rà soát, nâng cấp chƣơng trình KTNB để luôn đảm bảo việc hạch toán, cung cấp thông tin, khai thác báo cáo đƣợc nhanh chóng, chính xác, kịp thời và thống nhất. Chính vì vậy, cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính và kế toán nội bộ thông qua việc tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ hàng năm để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học để có thể khai thác và sử dụng tốt các chƣơng trình ứng dụng.

- Nâng cao nhận thức tự chủ trong các cấp quản lý và CBCC về tự chủ kinh phí quản lý hành chính.

Xuất phát từ đặc thù của công tác quản lý hành chính, cũng nhƣ trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nƣớc mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ

ngân sách, nên cán bộ làm công tác quản lý tài chính phải ổn định đảm bảo đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế bố trí cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, đồng thời quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, kiến thức quản lý kinh phí hành chính nhà nƣớc, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính khuyến khích và tăng cƣờng việc sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả, tạo động lực để khuyến khích, thúc đẩy mọi cán bộ công chức trong đơn vị phát huy hết khả năng lao động, nâng cao hiệu quả và năng xuất công tác. Trên cơ sở đó tăng thu nhập chính đáng theo kết quả công tác của từng đơn vị, cá nhân.

- Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, một bộ phận CBCC và Lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan KBNN vẫn còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi đƣợc tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có ngƣời băn khoăn về chất lƣợng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công công bằng trong phân phối thu nhập, gây mất đoàn kết nội bộ. Lý do này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của việc thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan KBNN, toàn thể CBCC KBNN và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, phấn đấu thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy phải tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, ý thức chấp hành cho CBCC thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo... làm cho CBCC nhận thức đƣợc việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các đơn vị, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho cải cách chế độ tiền lƣơng, tăng thu nhập cho CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 96 - 97)