Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 85 - 86)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2.Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà

4.2.2.Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên

- KBNN cần xây dựng quy trình lập, phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo hƣớng đồng bộ giữa các nội dung: kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tƣ xây dựng và kế hoạch trang bị tài sản. Nâng cao chất lƣợng công tác dự toán, coi công tác dự toán là khâu then chốt trong quá trình quản lý và điều hành kinh phí; xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn và triển khai dự toán từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, đảm bảo tính khả thi cao, hạn chế tối đa việc điều chỉnh dự toán.

- M i đơn vị trực thuộc KBNN phải chủ động xây dựng kế hoạch tài chính, đầu tƣ và trang bị tài sản theo chiến lƣợc hiện đại hoá cơ sở vật chất, theo kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm, đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Hiệu quả sử dụng kinh phí phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ dự toán giữa các cấp. Tuy nhiên, công tác lập dự toán NSNN hàng năm lập chƣa sát với thực tế và chƣa gắn với nhiệm vụ, công việc đƣợc giao, chủ yếu đƣợc thực hiện theo các khoản mục đầu vào và ngắn hạn nên đã nảy sinh nhiều bất cập, nhƣ: dự toán đƣợc lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu, đặc biệt chƣa có thông tin về chất lƣợng kết quả công việc hàng năm, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Để giải quyết hạn chế này KBNN cần xây dựng, ban hành các một số các định mức tính theo số lƣợng cán bộ đƣợc giao (nhƣ nƣớc uống, công tác phí, điện, nƣớc, văn phòng phẩm...), hệ số vùng miền, hệ số doanh số hoạt động, hệ số địa lý, số lƣợng đơn vị trực thuộc,.... để làm căn cứ lập dự toán cũng nhƣ phân bổ dự toán.

- Công tác lập dự toán kinh phí nói chung chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chất lƣợng dự toán chƣa cao, có nhiều nguyên nhân làm hạn chế chất lƣợng dự toán, trong đó một nguyên nhân cơ bản là thời gian lập dự toán còn hạn hẹp. Để giải quyết hạn chế này, cơ quan quản lý nên sửa đổi quy định về lập dự toán theo hƣớng kéo dài thời gian lập dự toán của các của các đơn vị: Cơ quan cấp trên hƣớng dẫn lập dự toán, thông báo số kiểm tra dự toán cho đơn vị cấp dƣới ngay từ đầu năm trƣớc; trong 6 tháng đầu năm trƣớc là thời gian để các đơn vị lập dự toán và cơ quan cấp trên thực hiện công tác thẩm định, tổng hợp dự toán năm sau của đơn vị trực thuộc. Đến đầu tháng 7 năm trƣớc cơ quan cấp trên gửi dự toán của mình cho Cơ quan Tài chính theo quy định.

- Để nâng cao chất lƣợng, đảm bảo tính khả thi của dự toán, đơn vị lập dự toán kinh phí phải gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch từ 3 - 5 năm về sử dụng kinh phí đã đƣợc phê duyệt và coi đây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình lập dự toán và hồ sơ dự toán của đơn vị. Khi đó đơn vị dự toán cấp trên, Cơ quan Tài chính thẩm định, bố trí dự toán kinh phí hàng năm trên cơ sở Kế hoạch sử dụng kinh phí đƣợc phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 85 - 86)