Thực trạng kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 69 - 72)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà nƣớc Việt

3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thường xuyên

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN theo quy định hiện hành bao gồm: (i) Thanh tra, kiểm tra của Cục Tài chính - Bộ Tài chính và (ii) Kiểm tra, giám sát nội bộ KBNN.

Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN nhƣ sau:

- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên hàng năm tại các đơn vị theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.

- Đánh giá chất lƣợng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản chi thƣờng xuyên, quản lý và sử dụng quỹ lƣơng, quỹ thƣởng, các quỹ của trong đơn vị.

- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã đƣợc phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị nói chung, công tác quản lý chi thƣờng xuyên nói riêng.

Nhiệm vụ của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN nhƣ sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.

- Kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách nhà nƣớc trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại đơn vị.

- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.

Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng

KBNN đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Văn phòng thực hiện phân công nhiệm vụ của các cán bộ, m i cán bộ phải theo dõi một số nội dung, lĩnh vực theo chuyên đề; Có trách nhiệm giám sát tất cả các nội dung, lĩnh vực đƣợc phân công theo dõi, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những tồn tại, những dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí để có đề xuất trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc đề xuất kiểm tra nội bộ đột xuất.

- Tổ chức kiểm tra nội bộ: để đảm bảo gọn nhẹ, linh hoạt, công tác kiểm tra nội bộ chủ yếu do từng cán bộ thực hiện, không thành lập Tổ kiểm tra. Việc thành lập Tổ kiểm tra chỉ đƣợc thực hiện đối với các đợt kiểm tra theo chuyên đề hoặc các cuộc kiểm tra nội bộ có quy mô lớn hoặc có tính chất phức tạp.

- Thực hiện kiểm tra nội bộ: kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đƣợc thực hiện theo kế hoạch đƣợc phê duyệt; kiểm tra nội bộ đột xuất đƣợc thực hiện ngay khi phát hiện thấy có tồn tại, vi phạm. Trong đó tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra trong và trƣớc là quá trình kiểm tra những hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí đang diễn ra hoặc sắp sửa diễn ra, trên cơ sở đó để phát hiện những sai phạm, những bất hợp lý, tính không hiệu quả của các hoạt động tài chính đang và sắp sửa diễn ra và có kiến nghị xử lý, ngăn chặn kịp thời, đây là điều hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực.

- Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ: bên cạnh các kiến nghị xử lý đối với các tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đảm bảo phù hợp với đặc thù từng đơn vị, từng lĩnh vực, cần mạnh dạn có các kiến nghị với các cấp, các cơ quan quản lý về trách nhiệm

cá nhân của các CBCC và lãnh đạo các đơn vị, các cấp.

- Kết thúc năm ngân sách, trƣớc khi lập báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm, các đơn vị phải thực hiện tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đối với toàn diện các nội dung quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị, kết thúc tự kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch với các nội dung nhƣ đối với báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ nêu trên, Báo cáo này là một bộ phận khhông thể thiếu trong hệ thống các báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm của đơn vị.

- Định kỳ hàng quý, các đơn vị phải tự đánh giá việc thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã đƣợc phê duyệt tại đơn vị theo các tiêu chí đánh giá đƣợc Bộ, ngành ban hành. Trên cơ sở tự đánh giá, nếu thấy có tồn tại, các đơn vị phải tiến hành tự kiểm tra nội bộ đột xuất và Báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Kết quả công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN trong giai đoạn 2012-2016 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra, giám sát việc chấp hành chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN giai đoạn 2012-2016

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng

Số lần thanh tra, kiểm tra

(lần) 2 3 3 4 4 16

Giá trị sai phạm về kinh

tế trong năm (triệu đồng) 113,42 136,19 92,78 122,59 100,36 565,34

Giảm giá trị quyết toán

trong năm (triệu đồng) 84,12 99,15 80,27 89.77 79,13 342,67

Nguồn: Thông tin từ Văn phòng KBNN năm 2017

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát giai đoạn 2012-2016, có thể thấy những giá trị sai phạm khi phát hiện đều đƣợc giảm giá trị quyết toán hàng năm.

Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên tại văn phòng KBNN cũng gặp nhiều vƣớng mắc do số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của Vụ Tài vụ - Quản trị mỏng và kiêm nhiệm nên rất

khó để kiểm soát hoạt động chi thƣờng xuyên của đơn vị. Vụ chỉ kiểm tra xác suất tháng và một số khâu trọng yếu trong hoạt động chi thƣờng xuyên, còn phần lớn vẫn là kiểm tra trên sổ sách, báo cáo tài chính của đơn vị gửi lên Vụ Tài vụ - Quản trị để thẩm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 69 - 72)