Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 86 - 93)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.3.Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Văn phòng Kho bạc Nhà

4.2.3.Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên

4.2.3.1. Xây dựng, ban hành các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

nhà nƣớc cũng nhƣ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc vẫn còn hạn chế do chúng ta chƣa xây dựng đƣợc một cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Trong khi đó, đối với khu vực doanh nghiệp, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh với hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một hoạt động thƣờng xuyên, đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự năng động của khu vực doanh nghiệp so với khu vực quản lý Nhà nƣớc.

Vụ Tài vụ - Quản trị thuộc KBNN với chức năng là đơn vị quản lý tài chính toàn hệ thống, giúp Tổng Giám đốc thống nhất quản lý về tài chính, tài sản, đầu tƣ phát triển và xây dựng trong toàn hệ thống KBNN cần sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Tổng Giám đốc KBNN, Bộ Tài chính ban hành quy định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao đối với các đơn vị KBNN thực hiện chế độ tự chủ tài chính về quản lý kinh phí thuộc phạm vi quản lý, đây là thƣớc đo hiệu quả hoạt động và cũng là thƣớc đo hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại các đơn vị KBNN. Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại m i đơn vị, cũng nhƣ những mặt tích cực, các hạn chế trong hoạt động của m i đơn vị KBNN nói riêng và hoạt động của hệ thống KBNN nói chung, để trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp hơn.

Một số chỉ tiêu chính để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị:

Chỉ tiêu đánh giá kết quả:

- Chỉ tiêu đánh giá về lập dự toán:

+ So sánh số liệu của từng mục (theo quy định của mục lục ngân sách) trong việc lập dự toán với việc chấp hành dự toán: nếu chênh lệch nhiều là chất lƣợng lập dự toán chƣa chính xác.

+ Số lần lập bổ sung, điều chỉnh dự toán: nếu lớn hơn 2 lần có thể đánh giá về chất lƣợng của việc lập dự toán.

trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lƣợng và kết quả công việc đạt đƣợc.

- Chỉ tiêu đánh giá về khả năng tổ chức, quản lý đơn vị và điều hành công việc; chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí của Thủ trƣởng các đơn vị KBNN.

- Chỉ tiêu đánh giá về mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong xử lý, giải quyết công việc;

- Chỉ tiêu đánh giá về công tác chấp hành chế độ báo cáo của đơn vị...

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:

- Chỉ tiêu đánh giá về tiết kiệm: so sánh số quyết toán với số dự toán đã lập, nếu số quyết toán nhỏ hơn dự toán là đã có tiết kiệm (số tiết kiệm này đƣợc chi bổ sung thu nhập cho CBCC và phân bổ các quỹ theo quy định với từng mức nhƣ thế nào để có thể đánh giá, xếp hạng đƣợc).

- Chỉ tiêu đánh giá về ban hành các văn bản quy định về quy chế quản lý tài chính, định mức chi tiêu tại đơn vị một cách cụ thể, công bằng, đúng với quy định của nhà nƣớc.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc ban hành, là căn cứ để các đơn vị KBNN thuộc hệ thống KBNN cụ thể hoá từng nội dung, chỉ tiêu đánh giá ph hợp với lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đặc th , đặc điểm hoạt động của đơn vị; trong đó, đối với m i chỉ tiêu có thang bảng điểm để phân loại, xếp hạng mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao (nhƣ: xuất sắc, khá, trung bình, k m) đối với từng đơn vị cũng nhƣ CBCC trong đơn vị.

4.2.3.2. Tăng cường quy chế quản lý tài chính

KBNN cần chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định, để trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ theo hƣớng nhƣ sau:

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ; Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của CBCC trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn

kinh phí đƣợc giao cũng nhƣ khoản kinh phí tiết kiệm đƣợc. Ngoài ra còn góp phần trong việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lƣợng, hiệu quả; ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các cơ quan hành chính.

Những phạm vi cần công khai là: chỉ tiêu lao động, kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, phƣơng án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm, việc hình thành và sử dụng các quỹ của đơn vị.

Nội dung cần công khai cụ thể: là những số liệu, tài liệu (quy định, quyết định, chế độ...) liên quan đến các vấn đề trên.

Đối tƣợng công khai: toàn thể CBCC trong đơn vị.

- Hoàn thiện phƣơng thức phân phối, sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm đƣợc, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng ngƣời lao động phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lƣợng và hiệu quả công việc, ngƣời nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thi đƣợc trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Đồng thời, mức chi trả cụ thể phải có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn cơ quan trƣớc khi đƣợc Thủ trƣởng đơn vị quyết định.

- Xây dựng một hệ thống các định mức đối với tất cả các mục chi tiêu, mua sắm,... Trên cơ sở định mức đó từ chƣơng trình Kế toán nội bộ có thể tự động giữ lại đối với những khoản chi về con ngƣời, về tài sản,... vƣợt quá định mức, nhằm hạn chế tối đa nhất những sai phạm có thể phát sinh.

4.2.3.3. Tiếp tục thực hiện khoán chi đối với một số khoản chi thường xuyên, trong đó đề xuất phương án cho phép thí điểm khoán quỹ lương

- Ngoài chế độ khoán văn phòng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cƣớc phí điện thoại công vụ, cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán đối với các khoản chi quản lý văn phòng nhƣ: sử dụng điện, nƣớc, nƣớc uống... Thông qua việc khoán chi sẽ tăng cƣờng ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng dịch vụ công cộng, việc quản lý và sử dụng các khoản chi trên đảm bảo tiết kiệm hơn, chặt chẽ hơn và tránh lãng phí, nhằm tiết kiệm cho phí, tăng thu nhập cho cán bộ tại các bộ phận, các đối tƣợng đƣợc giao khoán.

- Thực hiện khoán quỹ lƣơng cho từng đơn vị, trong đó thực hiện thí điểm khoán quỹ lƣơng tới các Vụ, phòng:

+ Điều kiện để thực hiện phƣơng án khoán quỹ lƣơng, đó là: Thứ nhất, đơn vị đã đƣợc giao định mức biên chế ổn định và giao quyền tự chủ về quản lý, sử dụng biên chế. Thứ hai, biên chế của các Vụ, Phòng nghiệp vụ đã đƣợc xác định theo từng vị trí việc làm, từng chức danh trên cơ sở bản mô tả vị trí công việc và đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Việc thực hiện khoán quỹ lƣơng theo đề án đƣa ra sẽ giải quyết đƣợc 02 vấn đề: Một là, luôn đảm bảo tổng chi lƣơng hệ số 1 theo quy định và tiền lƣơng theo kết quả công việc của đơn vị, của Vụ, Phòng nghiệp vụ không vƣợt quá tổng quỹ lƣơng đƣợc phép chi theo cơ chế (hiện nay hệ thống Kho bạc đang áp dung là không quá 1,8 lần lƣơng, tiền công và phụ cấp theo quy định). Hai là, đảm bảo trả lƣơng xứng đáng với công sức đóng góp và hiệu quả công việc của cán bộ. Ba là, hạn chế chảy máu chất xám do CBCC tại các đơn vị thiếu biên chế so với định mức xin ra khỏi ngành do áp lực công việc lớn và thu nhập không tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra; Bốn là, khuyến khích thủ trƣởng đơn vị sắp xếp, phân công công việc hợp lý nhằm thực hiện tinh giảm biên chế, từ đó giảm chi phí quản lý hành chính, tăng kinh phí tiết kiệm để cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ. Năm là, đảm bảo sự công bằng và tăng cƣờng trách nhiệm của CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.

+ Phƣơng pháp tính toán quỹ lƣơng giao khoán và phân phối tiền lƣơng thực hiện nhƣ sau:

Tổng quỹ lƣơng giao khoán hàng năm, tháng cho Vụ, Phòng nghiệp vụ đƣợc tính toán theo công thức sau:

Tổng quỹ lƣơng giao khoán năm = Hệ số lƣơng bình quân thời điểm 1/1 hàng năm x Mức lƣơng tối thiểu x Tổng biên chế định mức đƣợc giao x Hệ số tiền lƣơng đƣợc chi theo cơ chế (1,8) + Dự kiến tổng quỹ lƣơng tăng thêm do nâng lƣơng định kỳ Tổng quỹ lƣơng giao khoán tháng =

Tổng quỹ lƣơng giao khoán năm 12

quy định. Tổng quỹ tiền lƣơng tháng còn lại của Phòng, tổ đƣợc giao khoán sau khi trừ đi phần quỹ lƣơng đã chi trả cho CB,CC theo hệ số 1, và trừ đi phần chi cho các đối tƣợng bị giảm trừ sẽ đƣợc xác định để phân phối theo kết quả công việc và ngày công lao động cho từng CB,CC theo kết quả xếp loại lao động A,B,C của tháng.

Theo phƣơng án khoán quỹ lƣơng, việc xác định Tổng quỹ tiền lƣơng tháng phân phối theo xếp loại lao động A,B,C của Phòng, Tổ đƣợc tính toán nhƣ sau:

Tổng quỹ tiền lƣơng theo kết quả công việc

tháng đƣợc phân phối theo xếp loại lao động

A,B,C = Tổng quỹ tiền lƣơng giao khoán tháng của Vụ, Phòng - Tổng tiền lƣơng hệ số 1 đã chi trả trong tháng - Tổng số chi tiền lƣơng theo kết quả

công việc cho các đối tƣợng bị giảm

trừ

Trên cơ sở Tổng quỹ tiền lƣơng theo kết quả công việc tháng đƣợc phân phối theo xếp loại lao động A,B,C, Vụ, Phòng tính toán để chi trả tiền lƣơng theo kết quả công việc cho các CBCC thuộc đối tƣợng đƣợc xếp loại lao động tháng. Việc chi trả đƣợc thực hiện vào đầu tháng sau, sau khi xác định đƣợc các đối tƣợng bị giảm trừ trong tháng và có kết quả xếp loại lao động tháng của CBCC theo công thức:

Hệ số phân phối quỹ tiền lƣơng theo kết quả công

việc A,B,C của tháng

=

Tổng quỹ tiền lƣơng theo kết quả công việc tháng đƣợc phân phối theo A, B, C

Tổng quỹ tiền lƣơng, p/c của tháng theo bình xét A,B,C {(AxX)+(BxY)+(CxZ)]

Mức tiền lƣơng theo kết quả công việc tháng đƣợc phân phối cho từng CB,CC theo

A, B, C (0,8)

=

Hệ số phân phối quỹ tiền lƣơng theo kết quả công

việc A,B,C của tháng x

Tiền lƣơng, p/c tháng của từng CB,CC tính theo mức phân phối

A,B,C Trong đó:

X là tổng tiền lƣơng của CBCC hƣởng mức phân phối loại A = 1,2 Y là tổng tiền lƣơng của CBCC hƣởng mức phân phối loại B = 1,0 Z là tổng tiền lƣơng của CBCC hƣởng mức phân phối loại C = 0,8

Nhƣ vậy, Tổng quỹ lƣơng phân phối theo A,B,C theo phƣơng án khoán quỹ lƣơng, ngoài hệ số 0,8 lần của các CB,CC có mặt thực tế, còn bao gồm cả phần tiền lƣơng hệ số 1,8 đƣợc dôi ra hoặc bị giảm đi trong trƣờng hợp bố trí biên chế thấp hơn

hoặc cao hơn biên chế định mức và phần tiền lƣơng 1,8 của cán bộ nghỉ thai sản, ốm đau hƣởng trợ cấp bảo hiểm và phần còn lại theo hệ số 0,8 của đối tƣợng bị giảm trừ.

Với phƣơng pháp tính toán theo phƣơng thức khoán quỹ lƣơng trên, trƣờng hợp số biên chế có mặt thực tế của Vụ, Phòng đƣợc bố trí lớn hơn số biên chế định mức, khi đó tổng hệ số phân phối lƣơng bình quân của cán bộ ở đơn vị đó sẽ không đạt hệ số chi trả tối đa theo cơ chế ( nhỏ hơn 1,8 lần) do phải sử dụng để chi trả lƣơng cho số biên chế vƣợt định mức.

Ngƣợc lai, trƣờng hợp số biên chế có mặt thực tế của Phòng, Tổ đó bằng hoặc nhỏ hơn số biên chế định mức thì hệ số phân phối lƣơng bình quân của cán bộ ở đơn vị đó sẽ đƣợc chi trả bằng hoặc cao hơn so với hệ số chi trả định mức (bằng hoặc cao hơn 1,8 lần), nhƣng tổng quỹ lƣơng chi trả của Vụ, Phòng của toàn đơn vị, toàn ngành luôn đảm bảo không vƣợt Tổng quỹ lƣơng theo biên chế định mức đƣợc phép chi theo cơ chế (luôn không vƣợt 1,8 lần).

Phƣơng án khoán quỹ lƣơng trên cũng khả thi trong cả trƣờng hợp hệ thống KBNN không đƣợc áp dụng cơ chế chi trả lƣơng đặc thù, thu nhập tăng thêm đƣợc xác định trong nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thì việc tính toán tổng quỹ lƣơng giao khoán và tổng nguồn chi bổ sung thu nhập vẫn đƣợc tính toán theo công thức nhƣ trên và chia làm 2 nguồn chi trả khác nhau tƣơng ứng với cơ chế phân phối của từng nguồn chi.

4.2.3.4. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc sử dụng kinh phí tăng thu, tiết kệm chi

- Sửa đổi quy chế trích lập các quỹ từ kinh phí tiết kiệm và nguồn thu để lại theo hƣớng: Không thực hiện khống chế mức chi bổ sung thu nhập theo tỷ lệ lƣơng (0,2 lần tiền lƣơng) nhƣ hiện nay mà theo tỷ lệ % trên tổng số kinh phí tiết kiệm đƣợc. Mức đề xuất là ngoài mức chi bổ sung thu nhập do KBNN quy định, cơ quan KBNN đƣợc phép chi sử dụng tối đa bằng 50% tổng số kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập thêm cho CBCC. Với quy định nhƣ vậy, ngoài mức chi thống nhất, nếu tiết kiệm đƣợc nhiều thì cơ quan KBNN sẽ đƣợc chi bổ sung thu nhập cao hơn. Qua đó khuyến khích và tạo động lực cho các đơn vị cũng nhƣ từng CBCC tích cực áp dụng các biện pháp tiết kiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sử dụng kinh

phí để có kinh phí tiết kiệm nhiều hơn, từ đó có nguồn tăng thu nhập cho CBCC. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc giải pháp này thì cần có sự thay đổi trong các quy định của chính phủ, của Bộ Tài chính về cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm nói chung hay chi bổ sung thu nhập của hệ thống KBNN nói riêng theo hƣớng không khống chế mức chi thu nhập tăng thêm tối đa nhƣ quy định tại cơ chế hiện hành.

- Đối với Quỹ khen thƣởng, phúc lợi:

KBNN để lại một tỷ lệ nhất định trong tổng quỹ KTPL trích trên 3 tháng thu nhập của CBCC toàn ngành để chi cho các nội dung phúc lợi chung của toàn Hệ thống (khoảng 20%). Phần còn lại cấp cho KBNN các tỉnh, thành phố quản lý và sử dụng hoặc cho phép KBNN các tỉnh trích tại đơn vị.

Nhƣ vậy, KBNN tỉnh, thành phố sẽ có nguồn và chủ động hơn trong việc chi một số nội dung khen thƣởng, phúc lợi nhƣ: thƣởng đột xuất qua các đợt thi đua ngắn ngày, thƣởng thành tích trong các cuộc thi nghiệp vụ do KBNN tỉnh tổ chức, chi hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ; chi thăm hỏi hiếu hỉ; mua sắm, sửa chữa tài sản phúc lợi của đơn vị, chi h trợ cho CBCC các ngày lễ, tết..., từ đó tránh việc hạch toán sai nội dung, sai nguồn và sai chế độ. Đồng thời, việc KBNN tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 86 - 93)