Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 41 - 45)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý diễn ra mạnh mẽ. Tách bạch hoạt động kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài chính - ngân sách đòi hỏi tất yếu khách quan. Để nắm chắc tình hình thu, chi và sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, việc chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nƣớc về Bộ Tài chính đã đƣợc Chính phủ nhận thấy là cần thiết. Ngày 4/1/1990 Chính phủ ban hành Quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hệ thống KBNN đƣợc thành lập, đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 với những nhiệm vụ nhƣ sau:

Quản lý quỹ ngân sách Nhà nƣớc và tiền gửi của các đơn vị dự toán. Thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc, chi vốn ngân sách Nhà nƣớc cho các Bộ, ngành, địa phƣơng, các đơn vị theo kế hoạch ngân sách đã đƣợc duyệt; Trực tiếp giao dịch với khách hàng (về thu, chi ngân sách) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách; Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay dân và trả nợ dân; Tổ chức quản lý, hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nƣớc, tiền gửi kho bạc và các nguồn vốn tài chính khác của Nhà nƣớc gửi tại Ngân hàng, bao gồm quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nƣớc (kể cả vàng, bạc, kim khí quý, đá quỹ, ngoại tệ), các tài sản và tiền tạm giữ chờ xử lý, các khoản tịch thu đƣa vào tài sản của Nhà nƣớc...

Để khẳng định vị trí và vai trò của KBNN trong nền tài chính nhà nƣớc đồng thời tiếp tục giao thêm cho KBNN những nhiệm vụ mới, năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của KBNN. Nghị định khẳng định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của KBNN và chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN của KBNN; quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc; tiền, tài sản tạm

thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển.

Từ ngày 01/01/2000, KBNN đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN.

Sau 9 năm hoạt động theo những quy định của Nghị định số 25/CP, cùng với việc đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nƣớc, hệ thống KBNN tiếp tục đƣợc hoàn thiện, phát triển về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy. Quyết định số 108/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 26/8/2009 đƣa hoạt động của KBNN vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển về mọi mặt.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

3.1.2.1. Chức năng

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nƣớc về quỹ ngân sách Nhà nƣớc, các quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán Nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nƣớc và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

KBNN có tƣ cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách Nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách Nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu ngân sách Nhà nƣớc cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;

- Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn vốn khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật;

- Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nƣớc, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách Nhà nƣớc bằng ngoại tệ;

- Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác do KBNN quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký

cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền;

- Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm đƣợc giao theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.

- Đƣợc trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp ngân sách Nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách Nhà nƣớc, các quỹ và tài sản của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách Nhà nƣớc cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nƣớc liên quan theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ KBNN tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống.

- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách Nhà nƣớc và đầu tƣ phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý Nhà nƣớc của KBNN;

- Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa, cải cách hành chính, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công, phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

Cơ quan KBNN ở Trung ƣơng bao gồm: 01 Văn phòng, 07 Vụ, 03 Cục, 01 Sở giao dịch và 2 đơn vị sự nghiệp, cụ thể:

- Vụ Kiểm soát chi; - Vụ Kho quỹ;

- Vụ Hợp tác quốc tế; - Vụ Thanh tra - kiểm tra; - Vụ Tổ chức cán bộ; - Vụ Tài vụ - Quản trị

- Văn phòng (bao gồm 6 phòng: Phòng Thƣ ký tổng hợp, phòng Hành chính - lƣu trữ, Phòng Báo chí - tuyên truyền, Phòng Tài vụ, Phòng Quản trị, phòng Đảng - Đoàn thể);

- Cục Kế toán Nhà nƣớc (bao gồm 04 Phòng: Phòng Chế độ, Phòng Quyết toán NSNN, Phòng Tổng báo cáo cáo tài chính nhà nƣớc, Phòng Thanh toán);

- Cục Quản lý Ngân quỹ (bao gồm 04 Phòng: Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Giao dịch Ngân quỹ, Phòng Thống kê và dự báo, Phòng Huy động vốn)

- Cục Công nghệ thông tin (bao gồm 07 Phòng: Phòng Phát triển ứng dụng, Phòng Quản trị hệ thống, Phòng Đảm bảo kỹ thuật, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Quản lý dự án Công nghệ thông tin, Phòng Quản lý an ninh thông tin, Phòng H trợ công nghệ thông tin);

- Sở giao dịch (bao gồm 3 Phòng: Phòng Kế toán, Phòng Kiểm soát chi 1, 2). - 02 Đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trƣờng nghiệp vụ Kho bạc; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại văn phòng kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 41 - 45)