3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TÀI CHÍNH
3.1.1. Mục tiêu
Theo Quyết định số 1577/QĐ-BTC ngày 03/7/2013 về Chiến lƣợc phát triển Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt với nội dung chủ yếu là: định hƣớng xây dựng Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính trở thành Học viện cán bộ quản lý tài chính nhằm đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực quản lý tài chính có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hóa ngành Tài chính.
Đổi mới căn bản, toàn diện về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng; mở rộng đối tƣợng và loại hình đào tạo bồi dƣỡng, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hoạch định chính sách, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp về tài chính.
- Đổi mới mô hình tổ chức của Trƣờng với cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực và chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm chức ổn định có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức và năng lực để thực thi nhiệm vụ.
- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.
Tập trung xây dựng các Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng trong hệ thống của Học viện đảm bảo đầy đủ những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho giảng dạy, học tập, tổ chức các hoạt động khoa học và đào tạo trong nƣớc và quốc tế.
- Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ Tài chính các nƣớc, tiến tới liên kết xây dựng các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng có chất lƣợng ngang tầm khu vực và quốc tế. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho Bộ Tài chính Lào và các nƣớc khác trong khu vực.
- Đổi mới cơ chế quản lý Học viện theo hƣớng hiện đại, chuẩn hoá quy trình tổ chức, quản lý tiến tới vận dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động đào tạo bồi dƣỡng và quản lý.
3.1.2. Định hƣớng
a. Đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, viên chức
- Giai đoạn 2013-2015: Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cƣờng năng lực hoạt động của các Khoa và Trung tâm; đƣa Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tài chính miền Trung đi vào hoạt động hiệu quả nhằm nâng cao một bƣớc quy mô và chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.
- Giai đoạn 2016-2020: Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình Học viện cán bộ quản lý tài chính; Xây dựng và và đƣa Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng Miền Bắc vào hoạt động; Xây dựng Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng Miền Nam với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; phát triển các Trung tâm và các Khoa chuyên sâu, gắn với các lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng theo vị trí việc làm trong hệ thống ngành Tài chính. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu chiếm 25-30%, trong đó giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sỹ chiếm trên 50%; Cán bộ quản lý chiếm 45-50% trong đó: cán bộ có trình độ trên thạc sỹ chiếm trên 60%.
- Giai đoạn 2021-2030: Hoàn thiện và ổn định mô hình tổ chức của Học viện, hoàn thiện và đƣa Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng Miền Nam vào hoạt động, thành lập thêm các Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực tài chính cho xã hội. Số lƣợng viên chức, giảng viên tăng nhanh, đạt quy mô trên 300 ngƣời.
b. Tăng quy mô, đa dạng hóa đối tƣợng và loại hình đào tạo, chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
- Tăng nhanh quy mô đào tạo bồi dƣỡng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Tài chính theo các tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, về tiêu chuẩn ngạch công chức, về kỹ năng lãnh đạo quản lý và các tiêu chuẩn chuyên ngành, đảm bảo thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Quy mô đào tạo bồi dƣỡng tăng trung bình 25-30%/năm giai đoạn 2011-2015; 30-35%/năm giai đoạn 2016-2020. Tổng quy mô đến năm 2020 khoảng gần 1.000 lớp/năm với số lƣợng công chức, viên chức (sau đây viết tắt là CCVC) đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng (sau đây viết tắt là ĐTBD) khoảng 60.000 lƣợt ngƣời/năm.
- Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo bồi dƣỡng trong lĩnh vực tài chính kế toán cho các Bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp nhà nƣớc và các thành phần kinh tế.
- Nâng cao chất lƣợng ĐTBD để thâm nhập thị trƣờng ĐTBD trong nƣớc vào năm 2015 và thâm nhập thị trƣờng ĐTBD trong khu vực sau năm 2020.
c. Tập trung đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao
- Đổi mới căn bản hoạt động đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hƣớng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý của ngành Tài chính.
- Chuyển dần từ ĐTBD theo chức nghiệp sang ĐTBD theo yêu cầu công việc trên cơ sở khung năng lực của vị trí việc làm; coi trọng ĐTBD lãnh đạo
quản lý và kỹ năng công vụ, đồng thời tăng cƣờng bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành, cập nhật kịp thời các kiến thức mới về quản lý kinh tế tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng thức ĐTBD; Tập trung xây dựng các chƣơng trình ĐTBD có tính chất then chốt, mũi nhọn, mang tính cạnh tranh cao.
d. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, hƣớng tới tự chủ tài chính
- Đến năm 2020 hình thành hệ thống các Trung tâm ĐTBD với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu hoạt động ĐTBD của Học viện.
- Tăng cƣờng đầu tƣ tài chính cho hoạt động đào tạo bồi dƣỡng; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hƣớng từng bƣớc đảm bảo tự chủ về tài chính, giảm dần cấp phát kinh phí thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc; Phấn đấu tăng thu sự nghiệp bình quân hàng năm 25-30% trong giai đoạn 2013-2015 và tăng 10-15% giai đoạn 2016 - 2020; tiền lƣơng tăng thêm cho cán bộ viên chức từ 1,5 lần lên 2,5 - 3 lần so với lƣơng cơ bản theo hƣớng khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm, mức độ tham gia của từng cán bộ viên chức vào hoạt động sự nghiệp của Trƣờng, gắn với nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.
3.1.3. Định hƣớng đổi mới quản lý chi ngân sách nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính
Trong bối cảnh nguồn kinh phí đƣợc phân bổ hàng năm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chi tiêu nhằm đảm bảo chế độ cho cán bộ công chức, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản tăng cƣờng cơ sở vật chất, công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chi tiêu kém hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng trên, công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính cần phải đƣợc thƣờng xuyên nghiên cứu, hoàn thiện theo những định hƣớng cơ bản sau:
(1) Xây dựng cơ chế, định mức chi tiêu nội bộ đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với chính sách, chế độ, định mức chi của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính.
(2) Xây dựng tổ chức bộ máy tài chính kế toán hiện đại, độc lập, phù hợp với Luật kế toán, yêu cầu quản lý.
(3) Xây dựng lực lƣợng làm công tác kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.
(4) Tăng cƣờng phân cấp cho các đơn vị dự toán cấp III trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho Thủ trƣởng đơn vị trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
(5) Đảm bảo kinh phí đầy đủ, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Sử dụng ngân sách nhà nƣớc đúng quy định, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.