3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
3.2.1. Nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong quá trình hoạt
hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Báo Gia đình và Xã hội. Do đó, để phát huy vai trò của công tác này, đòi hỏi đơn vị phải có sự thích ứng, linh hoạt với điều kiện về quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại đơn vị mình.
Trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay hiện nay, Trƣờng BDCB tài chính chịu sức ép cạnh tranh với các Trƣờng và Học viện trong nƣớc. Do vậy để cạnh tranh đƣợc, Trƣờng BDCB tài chính phải tìm đƣợc cho mình một hƣớng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong những giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý... mà thông tin quan trọng làm cơ sở để thực hiện là thông tin kế toán. Chính vì vậy đơn vị muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hoạt động hiệu quả.
Thông tin kế toán là rất cần thiết cho Lãnh đạo đơn vị để đề ra các chiến lƣợc và quyết định hoạt động, do đó nếu thông tin kế toán cung cấp không kịp thời, sai lệch sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động ĐTBD, đơn vị có thể rơi vào tình trạng khó khăn và ngƣợc lại. Để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại Trƣờng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đơn vị kháctrong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay, thời gian tới Trƣờng BDCB tài chính cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức hoàn thiện chứng từ kế toán là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. Do đó, cần xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với quy định của chế độ kế toán, bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ phải thể hiện đƣợc yêu cầu quản lý nội bộ. Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh đƣợc sự chồng chéo, ứ đọng. Tất cả các chứng từ kế toán đƣợc lập từ trong Trƣờng
hay từ các đơn vị bên ngoài phải đƣợc tập trung vào phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng ghi sổ kế toán.
Thứ hai, Trƣờng nên xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hƣớng đảm bảo tính tích hợp đƣợc hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị nhƣng phải tuân thủ hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định của Bộ Tài chính. Có khả năng tổng hợp và phân loại thông tin, có khả năng áp dụng trên máy vi tính. Xây dựng hệ thống sổ kế toán đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, phải coi trọng việc xây dựng, khai thác hệ thống báo cáo nội bộ và thấy đƣợc ý nghĩa của báo cáo kế toán quản trị trên các mặt: cung cấp số liệu để phân tích thƣờng xuyên tình hình thực hiện các chi tiêu theo từng mặt cụ thể, cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch, dự toán cũng nhƣ đánh giá lựa chọn phƣơng án tổ chức thực hiện ĐTBD.
Khi lập hệ thống báo cáo nội bộ, Trƣờng phải đảm bảo các yêu cầu sau: các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo nội bộ phải thống nhất với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và về phƣơng pháp tính để đảm bảo so sánh đƣợc; số liệu của các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên các báo cáo nội bộ phải thống nhất, đầy đủ, chính xác và trung thực. Mẫu biểu đƣợc xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn giản, thuận tiện cho ngƣời sử dụng các báo cáo nội bộ này.
Thứ tƣ, đổi mới quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc
- Căn cứ các khoản định mức theo quy định của Nhà nƣớc và định mức quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cùng với nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng hàng năm lập dự toán sát với nhu cầu thực tiễn hạn chế thời gian thẩm định lại.
- Việc phân bổ giao dự toán cho cá đơn vị cần căn cứ vào khả năng thực hiện của từng đơn vị tránh tình trạng giao dự toán nhiều lần nhƣng không thực
hiện đƣợc hoặc dự toán bị thay đổi. Vì vậy, cần có sự thống nhất giữa Phòng Tài chính – Kế toán với cá bộ phận Phòng, Khoa, Trung tâm thuộc Trƣờng trong việc xây dựng dự toán của đơn vị minh.
Thứ năm, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý
Hiện nay, ngoài Văn phòng Trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thì ba Trung tâm thuộc Trƣờng (đơn vị dự toán cấp 3) cũng đƣợc tự chủ, tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình. Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị phải dựa trên các văn bản pháp lý, linh hoạt với các quy định của nhà nƣớc, không áp dụng một cách cứng nhắc các chế độ đã ban hành quá lạc hậu, thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với giá cá thị trƣờng ở từng thời điểm. Trong quy chế chi tiêu nội bộ phải xây dựng đƣợc hai nội dung cơ bản là định mức các khoản chi và phân cấp chi tiêu.