Tình hình thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 64 - 90)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠ

2.2.2. Tình hình thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tạ

tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính

2.2.2.1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách

Trƣờng BDCB tài chính là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần. Hàng năm, Trƣờng đƣợc giao kinh phí tự chủ theo Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính nên kinh phí hoạt động của Trƣờng còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc cấp. Trong những năm qua, Trƣờng BDCB tài chính thực hiện tốt các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Các quy định đƣợc áp dụng một cách linh hoạt, chặt chẽ phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động ĐTBD, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại Trƣờng. Hiện nay, Trƣờng đang thực hiện và áp dụng cơ chế, chính sách: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (có hiệu lực 06/04/2015) quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tƣ 71/2006/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện một số điều theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Thông tƣ 113/2007/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tƣ 71/2006/TT-BTC, Thông tƣ số 81/2006/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Thông tƣ số 172/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 81/2006/TT-BTC, Thông tƣ 36/2018/ TT-BTC hƣớng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Theo Nghị định số 215/2013/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 23/12/2013, Quyết định số 564/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 10/4/2006 và Quyết định số 2969/QĐ-BTC ngày 18/11/2014 của Bộ trƣởng

Bộ Tài chính, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính. Bộ Tài chính là đơn vị dự toán cấp 1. Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính là đơn vị dự toán cấp II, trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Bộ Tài chính cấp, thực hiện nhiệm vụ phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dƣới trực thuộc – đơn vị dự toán cấp III (gồm 3 Trung tâm phát triển đào tạo và tƣ vấn tài chính - miền Bắc, miền Trung và miền Nam).

Hiện nay, bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính đƣợc tổ chức từ văn phòng Trƣờng đến các Trung tâm thuộc Trƣờng theo 2 cấp dự toán: cấp II và cấp III.

Đơn vị dự toán cấp II: Là Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính. Đơn vị chủ trì, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II và tham mƣu cho Ban Giám đốc Trƣờng là Phòng Tài chính – Kế toán.

Đơn vị dự toán cấp III: Là 03 Trung tâm trực thuộc Trƣờng (Trung tâm Phát triển đào tạo và tƣ vấn tài chính, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tài chính miền Trung và Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tài chính miền Nam).

Căn cứ Quyết định số 117/QĐ-BDCB ngày 09/6/2011 của Giám đốc Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, Khoa thuộc Trƣờng, trong đó có Phòng Tài chính – Kế toán nhƣ sau:

- Phòng Tài chính – Kế toán là đơn vị thuộc Trƣờng có chức năng tham mƣu giúp Giám đốc tổ chức quản lý thống nhất công tác tài chính, kế toán đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Trƣờng (gọi tắt là các đơn vị dự toán trong Trƣờng) theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức công tác quản lý tài chính:

+ Chủ trì nghiên cứu, hƣớng dẫn các cơ chế, chính sách về quản lý tài chính ngân sách, quản lý tài sản để triển khai thống nhất đối với các đơn vị dự toán trong Trƣờng;

+ Tổ chức thực hiện lập dự toán thu, chi ngân sách của Trƣờng theo quy định của Nhà nƣớc, của Bộ Tài chính và theo phân cấp quản lý của Trƣờng; Chủ trì thẩm định dự toán thu, chi ngân sách đối với các đơn vị dự toán trong Trƣờng; Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và từng giai đoạn của Trƣờng trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức điều hành dự toán thu chi ngân sách đƣợc Bộ Tài chính giao; Xây dựng phƣơng án phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc Trƣờng theo quy định; Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán và tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách hàng năm (kể cả dự toán giao bổ sung và điều chỉnh cuối năm) của các đơn vị dự toán trong Trƣờng.

+ Chủ trì lập, tổng hợp báo cáo quyết toán và thẩm định, thẩm tra, xét duyệt và thông báo quyết toán thu chi ngân sách và các nguồn tài chính của các đơn vị dự toán trong Trƣờng, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định. Chủ trì thực hiện công tác công khai dự toán, công khai quyết toán thu

chi ngân sách hàng năm, công khai tài sản nhà nƣớc đƣợc giao cho Trƣờng quản lý sử dụng theo quy định của Nhà nƣớc và Bộ Tài chính.

+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của nhà Trƣờng.

- Tổ chức công tác kế toán:

+ Tổ chức công tác kế toán, chế độ báo cáo thống kê, công tác quyết toán ngân sách theo quy định của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính áp dụng đối với đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tổ chức công tác quản lý thu, chi tiền mặt và thu nộp kịp thời cho NSNN các khoản phải nộp theo quy định của Nhà nƣớc.

+ Tổ chức công tác thanh toán, quyết toán kịp thời, chính xác, đúng chế độ, đúng đối tƣợng đối với các khoản thu, chi ngân sách và các khoản kinh phí hợp pháp giao cho Trƣờng.

+ Chủ trì thực hiện công tác quản lý giá trị tài sản;

+ Phối hợp với các Phòng, Khoa và các đơn vị tổ chức thực hiện công tác mua sắm tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm và các hàng hóa dịch vụ khác theo dự toán đƣợc duyệt đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về đấu thầu mua sắm hàng hóa dịch vụ;

+ Phối hợp các Phòng, Khoa bố trí cơ sở vật chất và cá công việc khác có liên quan đến quản lý các lớp học, các cuộc hội thảo...tổ chức ngoài trụ sở chính để phục vụ cho công tác quyết toán kinh phí.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn tài chính theo quy định của Trường

+ Đƣợc chủ động đề xuất với Giám đốc Trƣờng và các cấp thẩm quyền tạm ngừng hoặc đình chỉ giao dự toán, thanh toán đối với các đơn vị dự toán thuộc Trƣờng do không chấp hành đúng quy định về lập, chấp hành, quyết toán các khoản chi không đúng chính sách, chế độ quy định, không phù hợp

với quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng, không đảm bảo các hồ sơ thủ tục chứng từ theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Trƣờng.

2.2.2.3. Tổ chức thực hiện

a. Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước

Lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc là khâu mở đầu trong chu trình quản lý chi ngân sách nhà nƣớc; đặt cơ sở, nền tảng cho các khâu quản lý tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách nhà nƣớc. Dự toán chi ngân sách nhà nƣớc phản ánh đầy đủ, phù hợp với tình hình chi tiêu thực tế của đơn vị, bám sát các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo kinh phí cho đơn vị hoạt động trong năm cũng nhƣ kiểm soát hoạt động chi tiêu của đơn vị. Xác định đƣợc tầm quan trọng của khâu lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc và xem đây là bƣớc kiểm tra trƣớc chi tiêu của các đơn vị, nên Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính luôn coi trọng khâu xây dựng dự toán, đảm bảo chính xác, đầy đủ và minh bạch.

Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng CBCC đã đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt; kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của năm báo cáo; yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng CBCC năm kế hoạch và hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Cục Kế hoạch Tài chính hƣớng dẫn Trƣờng BDCB tài chính xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của năm kế hoạch (bao gồm nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng CBCC ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài), tổng hợp dự toán đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của Bộgửi Cục Kế hoạch tài chinh tổng hợp(trƣớc ngày 20/7), sau đó trình Lãnh đạo Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và văn bản hƣớng dẫn Luật.

gửi Bộ Tài chính phải chi tiết theo những tiêu chí sau:

+ Đánh giá kết quả thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí năm trƣớc; + Cơ quan chủ trì tổ chức các đoàn đi đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài; + Nội dung khoá đào tạo, bồi dƣỡng;

+ Đối tƣợng CBCC dự kiến cử đi đào tạo, bồi dƣỡng; + Thời gian học tập tại nƣớc ngoài;

+ Dự kiến cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng; + Kinh phí dự kiến cho từng đoàn;

+ Tổng nhu cầu kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng CBCC ở nƣớc ngoài.

Theo đó Trƣờng BDCB tài chính có công văn gửi đến các phòng, khoa, Trung tâm yêu cầu lập dự toán chi tiết cho các hoạt động ĐTBD năm kế hoạch gửi phòng Tài chính Kế toán tổng hợp.

Thời gian qua, công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính đƣợc thực hiện thông qua 05 bƣớc nhƣ sau:

(1) Căn cứ công văn hƣớng dẫn xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nƣớc của Cục Kế hoạch – Tài chính - Bộ Tài chính, Phòng Tài chính – Kế toán hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nƣớc trong đó xác định rõ yêu cầu, căn cứ xây dựng dự toán cho từng năm cùng với hệ thống mẫu biểu báo cáo thiết kế sẵn để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ, chính xác về mẫu biểu và thuận lợi khi Phòng TCKT thực hiện tổng hợp, thẩm tra dự toán của các đơn vị trực thuộc.

(2) Nhận đƣợc hƣớng dẫn của Phòng TCKT hƣớng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thuộc và trực thuộc đơn vị mình xác định đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu mua sắm, sửa chữa, chi tiêu trong cả năm dự toán phù hợp với các chế độ, định mức hiện hành và hƣớng dẫn của Cục Kế hoạch – Tài chính.

cầu thực tế; định mức, chế độ hiện hành, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản xây dựng dự toán cho cả năm dự toán và gửi về Phòng TCKT rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ trƣởng đơn vị dự toán cấp III xem xét quyết định và báo cáo Phòng TCKT (đơn vị dự toán cấp II).

(4) Căn cứ vào đề nghị của đơn vị dự toán cấp III (03 Trung tâm), Phòng TCKT tổng hợp nhu cầu chi tiêu toàn Trƣờng (bao gồm Văn phòng Trƣờng và 03 Trung tâm); rà soát lại báo cáo dự toán chi ngân sách của các đơn vị đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch phát triển của Trƣờng; các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; đồng thời cân đối giữa nguồn kinh phí đƣợc sử dụng và nhu cầu chi tiêu của nhà Trƣờng đảm bảo tổng số chi dự kiến không đƣợc vƣợt tổng dự toán đƣợc sử dụng. Trong quá trình xem xét, thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc, Phòng TCKT đƣợc yêu cầu các Trung tâm báo cáo, giải trình rõ hơn về các nội dung chi tiêu trong năm kế hoạch.

(5) Sau khi hoàn thành việc rà soát, thẩm định nhu cầu của các đơn vị, Phòng TCKT tổng hợp, phân bổ dự toán chi toàn Trƣờng trình Ban Giám đốc Trƣờng xem xét chỉ đạo và báo cáo Cục Kế hoạch – Tài chính - Bộ Tài chính xem xét phê duyệt.

Trong năm thực hiện, khi có phát sinh nhiệm vụ chi đột xuất ngoài dự toán đƣợc giao hoặc không thực hiện đƣợc nhiệm vụ chi đƣợc giao, các Trung tâm thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nƣớc. Việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo trình tự nhƣ sau:

(1) Các Trung tâm thuộc Trƣờng báo cáo bằng văn bản về cho Phòng TCKT về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nƣớc trong năm thực hiện.

(2) Trên cơ sở báo cáo của đơn vị, Ban Giám đốc Trƣờng xem xét, thẩm định nhu cầu của đơn vị. Đề nghị của đơn vị phù hợp thì Ban Giám đốc

Trƣờng sẽ thực hiện điều chỉnh, bổ sung kinh phí để đơn vị thực hiện hoặc báo cáo Cục Kế hoạch – Tài chính - Bộ Tài chính xem xét phê duyệt đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

Thông qua việc kiểm soát trong khâu lập dự toán, hàng năm, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính đã loại trừ đƣợc nhiều khoản chi chƣa phù hợp với định hƣớng phát triển của Trƣờng, nhu cầu, định mức chi tiêu… của đơn vị.

Phƣơng pháp lập dự toán:

Hiện nay, Trƣờng BDCB tài chính thực hiện lập dự toán trên cơ sở quá khứ nghĩa là xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trƣớc và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trƣởng và nhu cầu ĐTBD của các đơn vị.

Thực tế cho thấy, Trƣờng không thực hiện lập dự toán theo kết quả đầu ra do Bộ Tài chính giao kế hoạch ĐTBD theo từng năm một. Trong khi đó, thời gian lập dự toán (vào tháng 7 năm trƣớc) diễn ra trƣớc khi phê duyệt kế hoạch ĐTBD (vào tháng 1 năm sau) nên Trƣờng rất khó trong việc tính toán, ƣớc lƣợng các chỉ tiêu trong dự toán.

Bảng 2.2: Nguồn kinh phí NSNN cấp cho Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

Đơn vị tính: 1000 VND

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kinh phí NSNN cấp hàng năm 14.000.000 21.300.000 27.060.000

I Quản lý hành chính (463) 1.500.000 0 0

1.1 Kinh phí thực hiện tự chủ 0 0 0

1.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ 1.500.000 0 0

II Sự nghiệp giáo dục đào tạo (504) 12.500.000 21.300.000 27.060.000

2.1 Kinh phí hoạt động thường xuyên 5.000.000 6.100.000 7.584.000

2.2 Kinh phí hoạt động không thường xuyên 7.500.000 15.200.000 27.060.000

(Nguồn: Quyết định 3184, 3261 và 2652 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán năm 2015, 2016 và 2017)

Từ bảng 2.2 cho thấy nguồn kinh phí NSNN do Bộ Tài chính cấp cho Trƣờng tăng trong ba năm. Năm 2015 là 14.000 triệu đồng.Năm 2016 là 21.300 triệu đồng, tăng 52% so với năm 2015. Năm 2017, nguồn NSNN đƣợc cấp là 27.060 triệu đồng, tăng 27% so với năm 2016. Kinh phí không thực hiện tự chủ là nguồn kinh phí đƣợc cấp để thực hiện cá nội dung hợp tác giữa Trƣờng với Trung tâm tài chính và phát triển Châu Á – Thái Bình Dƣơng (AFDC) và Bộ Tài chính Lào. Năm 2015, Nguồn này đƣợc cấp 1.500 triệu đồng, nhƣng đến hai năm 2016 và 2017 không cấp do kinh phí năm 2015 chƣa sử dụng hết, đƣợc chuyển sang năm 2016 và 2017 sử dụng tiếp.

Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để đơn vị thực hiện các khoản chi lƣơng, tiền công; các khoản phụ cấp lƣơng; các khoản trích nộp bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 64 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)