Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 43 - 47)

1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại đơn

tại đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ quy trình nghiệp vụ, cơ sở vật chất, công nghệ hỗ trợ quản lý, điều hành chi NSNN.

Thứ nhất, năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo đơn vị bao gồm các nội

dung sau: năng lực đề ra chiến lƣợc trong hoạt động ngân sách; đƣa ra đƣợc các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân

sách tại đơn vị. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng. Nếu năng lực của ngƣời lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vƣợt quá thu, chi mất cân đối trong phát triển, phân bổ chi không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, không thúc đẩy đƣợc sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Ngoài ra, đối với ngƣời lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thƣờng pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể đƣợc coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả nhƣ thất thoát, lãng phí, tham nhũng...trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định

hiệu quả của việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động điều hành, quản lý trong đó có quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán có trình độ chuyên môn sâu, tƣ tƣởng, lập trƣờng vững vàng, đạo đức trong sáng, yêu ngành, yêu nghề là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi NSNN đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Ngƣợc lại, đội ngũ làm công tác quản lý chi ngân sách tập hợp các cán bộ không đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức nhƣ đòi hối lộ, đƣa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian

lận, luôn tìm cách luồn lách, làm sai chế độ chính sách, đặc biệt là chi cho đầu tƣ phát triển (do vốn đầu tƣ phát triển thƣờng lớn) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN nghiêm trọng, gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nƣớc.

Thứ ba, tổ chức bộ máy chi quản lý ngân sách nhà nƣớc: Bộ máy quản lý

chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc tổ chức khoa học, gọn nhẹ, ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Bộ máy quản lý chi phải đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng.Lực lƣợng làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc quá mỏng, tổ chức không khoa học sẽ khó có thể quản lý đầy đủ các khoản chi từ ngân sách phát sinh tại đơn vị nên dễ gây thất thoát.Ngƣợc lại, bộ máy quản lý quá cồng kềnh cũng sẽ gây lãng phí ngân sách nhà nƣớc để đảm bảo hoạt động của bộ máy.

Thứ tư, yếu tố về cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ trong việc quản lý và

điều hành chi ngân sách nhà nƣớc.Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu đƣợc của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói chung và quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc ở địa phƣơng nói riêng sẽ giúp tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đảm bảo đƣợc tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; quản lý thủ công thì chắc chắn hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc sẽ không cao đƣợc.

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: khả năng về nguồn lực ngân sách Nhà nƣớc, các cơ chế chính sách, các quy định về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc ở địa phƣơng, môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội.

Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước ảnh hƣởng lớn đến quản lý

chi NSNN vì các lý do sau:

Thứ nhất, dự toán về chi ngân sách đƣợc lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trƣớc và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách. Vì vậy, chi ngân sách không đƣợc vƣợt quá thu ngân sách, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để lập dự toán chi NSNN hàng năm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu lớn không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách của mình.

Thứ hai, khi nền kinh tế phát triển kém hoặc bƣớc vào giai đoạn khủng

hoảng dẫn tới tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế đạt thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng thấp là những nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách, làm cho thu ngân sách nhà nƣớc không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng chi ngân sách luôn bị động, do đó phải điều chỉnh phân phối nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo ý muốn chủ quan làm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch đã đề ra bị đảo lộn. Nhƣ vậy, vì không có nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đảm bảo, sẽ dẫn đến chi tiêu không có mục đích rõ ràng và nhất quán.

Chế độ, chính sách, hệ thống pháp luật của nhà nước:

Trong kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói riêng. Chúng ta đang hƣớng tới Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật và bảo vệ pháp luật tiên tiến. Bên cạnh đó ý thức pháp luật của ngƣời dân trong xã hội phải đƣợc đề cao và đạt đến trình độ giáo dục pháp luật cao.

Môi trƣờng pháp lý là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nƣớc đƣợc chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Môi trường kinh tế xã hội, có thể nói chi ngân sách Nhà nƣớc luôn chịu ảnh hƣởng của môi

trƣờng kinh tế, xã hội. Với môi trƣờng kinh tế ổn định, các khoản thu sẽ ổn định vì vậy các khoản chi trong dự toán đƣợc cung cấp đầy đủ. Ngƣợc lại khi nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trƣởng kinh tế thấp, Nhà nƣớc thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu do giảm thu, dẫn đến các khoản chi theo dự toán có thể không đạt kế hoạch, một số các khoản chi phải cắt giảm hoàn toàn...

Môi trường tự nhiên, chi NSNN hàng năm tại các đơn vị sự nghiệp công

lập phụ thuộc một phần vào môi trƣờng, điều kiện tự nhiên nơi cơ quan, đơn vị đặt địa điểm. Chẳng hạn, ở đơn vị hay có thiên tai nhƣ bão lụt thì ngân sách thƣờng đầu tƣ rất nhiều cho việc phòng ngừa thiên tai (kênh, rạch, đê chắn…), khắc phục thiên tai; hoặc đơn vị có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc thì chú ý đầu tƣ cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)