1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠ
1.3.3. Bài học cho Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính
Từ nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại một số đơn vị sự nghiệp trong và ngoài nƣớc, có thể rút ra một số bài học sau đây Trƣờng BDCB tài chính cần phải chú trọng:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài chính phải đồng
bộ và hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN. Quản lý chi NSNN cần phải tuân thủ nghiêm túc các qui định pháp luật. Cho dù các trƣờng quân đội có những đặc thù nhất định về tổ chức và hoạt động, từ đó tác động đến vấn đề quản lý NSNN, tuy vậy, quản lý NSNN trong các trƣờng quân đội vẫn phải tuân thủ triệt để các qui định hiện pháp luật hiện hành về quản lý NSNN.
Thứ hai, quản lý NSNN có nhiều bên tham gia, do vậy, cần có sự phối
kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan để bảo đảm các nguồn cấp kinh phí NSNN cho ĐTBD đƣợc kịp thời, quản lý chặt chẽ.
Thứ ba, quản lý tài chính trong đó có quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là
một hoạt động phức tạp do vậy đòi hỏi các cán bộ quản lý tài chính phải có trình độ và năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, do vậy, các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN tại Trƣờng BDCB tài chính phải bảo đảm có đầy đủ năng lực và trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quản lý chi NSNN.
Thứ tư, gắn tăng thu với tiết kiệm chi NSNN. Trƣờng phải chú trọng mở
rộng các loại hình đào tạo, mở rộng đối tƣợng, đổi mới các chƣơng trình, nội dung, gắn với việc tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động đào tạo bồi dƣỡng, coi đây nhƣ là biện pháp nhằm từng bƣớc tăng tính tự chủ về tài chính trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.
Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng này, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập, chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng tại đơn vị sự nghiệp công lập để làm cơ sở nghiên cứu tiếp nội dung liên quan đến đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính”. Những vấn đề lý luận cơ bản đƣợc hệ thống và cụ thể hóa làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò của chi NSNN, cũng nhƣ vai trò của việc quản lý chi NSNN tại đơn vị SNCL đƣợc đề cập trong chƣơng này là căn cứ để đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Trƣờng BDCB tài chính ở chƣơng 2. Qua đó đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Trƣờng BDCB tài chính trong những năm tới trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC