KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 55 - 60)

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH CHÍNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ Tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính, đƣợc thành lập theo Quyết định số 564/QĐ- TTg ngày 10/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở tiền thân là Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính đƣợc thành lập năm 1995.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính (sau viết tắt Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính) đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ về quản lý kinh tế vĩ mô và tài chính kế toán cho cán bộ, công chức, viên chức quan trọng trong và ngoài ngành Tài chính góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc, đƣợc Đảng và Chính phủ tặng nhiều phần thƣởng cao quý nhƣ: Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, Cờ thi đua…. Tính đến tháng 6 năm 2017, số lƣợng cán bộ, viên chức công tác tại Trƣờng là 90 ngƣời, số có học vị từ thạc sĩ trở lên chiếm 50%, trong đó có 9 Tiến sĩ và Phó Giáo sƣ. Đội ngủ giảng viên thỉnh giảng của Trƣờng thƣờng xuyên xấp xỉ 200 ngƣời, đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm cho hơn 15 vạn lƣợt cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài ngành tài chính trên khắp 63 tỉnh, thành phố.

Những năm tới, yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc trong điều kiện hội nhập đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng

nề cho công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài ngành Tài chính. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Trƣờng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tích của những năm qua, đặt ra những mục tiêu đối mới toàn diện trên các mặt hoạt động: nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức ĐTBD, đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp, mở rộng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng ĐTBD, phấn đấu xây dựng và phát triển Trƣờng trở thành Học viện cán bộ Tài chính: đào tạo nguồn nhân lực tài chính chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành Tài chính và của đất nƣớc trong điều kiện hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế nhƣ chủ trƣơng của Ban cán sự Đảng bộ Tài chính tại Kết luận số 15- TB/BCSĐ ngày 20/10/2016.

2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, viên chức; Bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính theo sự phân công, phân cấp quản lý của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính; Bồi dƣỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ vể tài chính, kế toán và các kiến thức khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính, cơ quan khác ở Trung ƣơng, địa phƣơng và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nƣớc.

Căn cứ Quyết định số 2969/QĐ-BTC ngày 18/11/2014 và Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính, Trƣờng có nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau:

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm của Trƣờng trình Bộ trƣởng Bộ tài chính phê duyệt.

2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng nội dung, chƣơng trình và biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng theo phân công và phân cấp quản lý của Nhà nƣớc và Bộ Tài chính.

3. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, nội dung, chƣơng trình dào tạo, bồi dƣỡng đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt.

4. Tổ chức mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý tài chính, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tƣ vẫn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức tài chính của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

5. Tổ chức nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài chính, lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định của pháp luật.

6. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai các dự án trợ giúp kĩ thuật, thực hiện hợp tác, liên kết với các nƣớc, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức tài chính.

7. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức của các Tổng cục và các tổ chức tƣơng đƣơng thuộc Bộ Tài chính xây dựng chƣơng trình, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, bồi dƣỡng giảng viên và các hoạt động khác.

8. Thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

9. Đƣợc quyền liên kết, ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nƣớc để tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn,

cung cấp các dịch vụ, tƣ vấn về các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

10. Đƣợc cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng do Trƣờng tổ chức theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê theo quy định. 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Trƣởng Bộ tài chính giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính

Theo Quyết định 2929/QĐ-BTC ngày 18/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 2969/QĐ-BTC ngày 18/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trƣờng gồm:

2.1.4. Đặc điểm của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính

2.1.4.1. Đối tượng đào tạo bồi dưỡng

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính là một đơn vị đào tạo có đối tƣợng là các cán bộ công chức, viên chức của Nhà nƣớc trong và ngoài ngành Tài chính. Kinh phí đào tạo bồi dƣỡng đƣợc đảm bảo bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc.Nguồn kinh phí đào tạo cấp cho Trƣờng có tính chất đặt hàng giao nhiệm vụ. Vì vậy cần phải cấp kinh phí đào tạo phụ thuộc và phù hợp với nội dung đào tạo của Trƣờng.

Ngoài ra, kinh phí đào tạo cũng đƣợc lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp do các tổ chức, cá nhân, đơn vị chi trả nhằm đảm bảo kinh kinh phí tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính của Trƣờng.

2.1.4.2. Phương thức đào tạo có tính chất đặc thù

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính đào tạo theo vị trí việc làm nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài ngành Tài chính. Đây là loại hình đào tạo có tính chất chuyên môn phạm vi chuyên sâu. Bên cạnh việc Trƣờng thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng theo kế hoạch của Ngành thì Trƣờng còn áp dụng phƣơng pháp đấu thầu vào tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng theo dịch vụ đáp ứng nhu cầu ĐTBD của các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Tài chính.

2.1.4.3. Xác định tính phí đào tạo theo giá thị trường gặp khó khăn

Nếu xác định cơ chế giá thị trƣờng cho hoạt động đào tạo bồi dƣỡng công chức viên chức của Nhà nƣớc sẽ rất khó khăn. Do nguồn kinh phí đào tạo công chức, viên chức là nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nƣớc cấp và chi trả chứ không phải do đối tƣợng học thanh toán. Những hoạt động đào tạo bồi dƣỡng theo vị trí việc làm đƣợc thực hiện theo các định mức, chế độ chính sách đã đƣợc quy định tại các thông tƣ, quyết định đã ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)