Đối với Kho bạc nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 112 - 117)

Thứ nhất, hiện nay KBNN chuyển sang giao dịch một cửa, giao dịch viên nhận chứng từ sau đó mới chuyển cho kế toán, kiểm soát viên kiểm tra mức độ chính xác, hợp lý của các khoản trong giấy rút dự toán. Nếu có sai sót gì thì sau 3 ngày làm việc, KBNN mới trả chứng từ về cho đơn vị, điều này khiến cho kế toán không chủ động trong việc hoàn thiện lại chứng từ, gây nên chậm thanh toán. Vì vậy, KBNN nên rút ngắn thời gian kiểm soát chứng từ hoặc trƣớc khi trả lại chứng từ sai về cho đơn vị thì có thể thông báo trực tiếp hoặc qua email, điện thoại cho kế toán để chủ động trong việc sửa chứng từ.

Thứ hai, sớm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giao dịch điện tử qua mạng giúp kế toán kiểm soát đƣợc số dƣ qua chủ tài khoản. Hiện nay, KBNN đã có chủ trƣơng ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán điện tử qua mạng nhƣng đến tháng 10 năm 2018 mới thực hiện. Tuy nhiên, KBNN vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về việc cài đặt và tập huấn phần mềm.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đề cập những định hƣớng phát triển Trƣờng BDCB tài chính đến năm 2020, Chƣơng 3 của Luận văn tập trung đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới quản lý chi NSNN tại Trƣờng BDCB tài chính trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào các nội dung:

(i) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Thủ trƣởng đơn vị

(ii) Nâng cao tổ chức công tác kế toán trong quá trình hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

(iii) Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc;

(iv) Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán; (v) Đẩy mạnh ứng dụng tin học trong quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc; (vi) Đổi mới phƣơng pháp quản lý chi tiêu

Qua đó, đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc: Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ chính là đạo tạo cán bộ, công chức viên chức trong và ngoài ngành Tài chính. Với nhiệm vụ chính trị to lớn đó, hàng năm, Trƣờng đƣợc phân bổ giao dự toán NSNN theo kế hoạch đầu năm. Việc này đƣợc thực hiện qua các năm tuy nhiên quản lý NSNN để hiệu quả đã đặt ra những yêu cầu để thúc đẩy quá trình quản lý chi NSNN cả về quy mô và chất lƣợng, đặc biệt khi Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính phấn đấu trở thành Học viện cán bộ tài chính giai đoạn 2015-2020 đòi hỏi giải pháp nâng cao quản lý chi NSNN là một vấn đề quan trọng. Cho đến nơi, chƣa có công trình nghiên cứu tập trung nào đánh giá công tác quản lý chi NSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc của một Bộ.

Nắm bắt đƣợc vấn đề đó, đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính đã một phần khái quát đƣợc các nội dung của quản lý chi NSNN và áp dụng khung phân tích này vào thực trạng quản lý chi NSNN tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính và từng bƣớc đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chi NSNN tại Trƣờng. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt đƣợc, Trƣờng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhƣ giữ cách lập dự toán đầu vào, phân bổ dự toán còn dàn trải.

Mặc dù đã có cố gắng nhƣng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót, Kính mong Thầy cô và những ngƣời quan tâm nhận xét, góp ý để luận văn đƣợc hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội;

2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 564/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội;

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 Hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội;

4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Hà Nội;

5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 Sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập,

Hà Nội;

6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 172/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung

7. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 2969/QĐ-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Hà Nội;

8. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 5 Quyết định số 2969/QĐ-BTC ngày 18/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Hà Nội;

9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 36/2018/ TT-BTC hướng dẫn việc lập

dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội;

11. Bùi Thị Bích Nê (2016), Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các Trường quân đội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội;

12. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội;

13. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội;

14. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị

định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Hà Nội;

15. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 06/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội;

16. Hoàng Thị Bích Ngọc (2004), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế, Luận án Tiến sĩ, Học viện

Tài chính, Hà Nội;

17. Hoàng Thị Ngọc Ánh (2014), Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành

chính Quốc gia, Hà Nội;

18. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002, Hà Nội;

19. Quốc hội nƣớc Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH 13 ngày 25 tháng 6 năm 2015, Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)