Đối với Chính phủ, Quốc hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 110 - 111)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Từ khi Luật ngân sách nhà nƣớc có hiệu lực đến nay, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bƣớc đổi mới, có tác động tích cực đối với quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc.

Tuy nhiên cho tới nay, các văn bản chế độ, định mức chi tiêu đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung.

Do đó, việc Chính phủ, Quốc hội xây dựng hệ thống văn bản chính sách, chế độ, định mức chi tiêu đầy đủ, thống nhất, ổn định và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc là một điều kiện tiên quyết để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính.

Thứ hai, tăng thời gian áp dụng cơ chế khoán. Cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi để Trƣờng chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi do Bộ Tài chính giao; đồng thời thu nhập của cán bộ viên chức trong Trƣờng đƣợc cải thiện tạo tâm lý ổn định, yên tâm công tác. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ chế mới chỉ đƣợc áp dụng theo từng giai đoạn ngắn hạn (từ 2 đến 3 năm giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính chƣa hoàn toàn chủ động trong xây

dựng kế hoạch, mất nhiều thời gian, công sức trong việc đánh giá, bảo vệ cơ chế khoán. Do vậy, Chính phủ cần phê duyệt cơ chế khoán biên chế và kinh phí đối với Trƣờng trong một giai đoạn dài hơn, ít nhất là 5 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi nhánh ngân hàng nhà nước tại trường bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính bộ tài chính (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)