1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ
1.2.3 Công cụ, phƣơng pháp
1.2.3.1 Công cụ quản lý chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập
a) Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc
Hệ thống pháp luật liên quan đến ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc xem là một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Các công cụ pháp luật đƣợc thể hiện dƣới dạng cụ thể là chính sách, cơ chế quản lý tài chính, mục lục ngân sách nhà nƣớc.
Nhiệm vụ cải cách quản lý ngân sách nhà nƣớc và tái cơ cấu đầu tƣ công của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý ngân sách nói chung và đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói riêng.
Liên quan đến hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà nƣớc ban hành hàng loạt các chính sách là các công cụ quản lý tài chính khác nhƣ: Chính sách về tiền lƣơng; Luật Ngân sách nhà nƣớc; Luật giá; Thông tƣ quy định phƣơng pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ; Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang; Luật đấu thầu; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; các
Nghị định Thông tƣ hƣớng dẫn kèm theo; Luật kế toán và các Nghị định, Thông tƣ văn bản hƣớng dẫn kèm theo; Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu đổi mới.
b) Công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch trong các đơn vị sự nghiệp công lập là khâu mở đầu, bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý hoạt động nói chung, cũng nhƣ quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói riêng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là khâu phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập kế hoạch, dự toán nhằm xác lập các hoạt động thu, chi của cơ quan, đơn vị dự kiến trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp thực hiện để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đƣợc đề ra.
c) Quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ là một công cụ quản lý hữu dụng trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. Là toàn bộ các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến các khoản chi tiêu, thu nhập, hội nghị, công tác phí trong và ngoài nƣớc, sử dụng điện thoại công vụ, nghiệp vụ thƣờng xuyên, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khen thƣởng, phúc lợi.
Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quản nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không vƣợt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Các nội dung chi tiêu chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định thì thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các quyết định của mình. Đơn vị thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đối với nguồn kinh phí đƣợc giao để thực hiện tự chủ. Đối với các nguồn kinh phí giao nhƣng không thực hiện chế độ tự chủ thì thực hiện theo các quy định hiện hành.
d) Hạch toán, kế toán, kiểm toán
Hạch toán kế toán là một lĩnh vực đƣợc quan tâm bởi tầm quan trọng của nó đới với các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động trong đơn vị nhƣ: Các hoạt động thu chi Ngân sách, nhận – rút dự toán. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chế độ kế toán cũng nhƣ hệ thống tài khoản hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ tiền lƣơng đƣợc áp dụng theo chế độ tiền lƣơng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Việc kiểm toán hoạt động dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập là một nội dung quan trọng. Việc thực hiện tốt công tác kiểm toán nội bộ cần đƣợc chú trọng, cần lƣu ý các nội dung nhƣ:
(1) xác định mức độ tự chủ chƣa phù hợp nên hoạt động dịch vụ không có hiệu quả gây lãng phí;
(2) Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập cần đƣợc xây dựng bao quát hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi, quy định phân phối thu nhập cần gắn với hiệu quả và chất lƣợng công việc.
(3) Những kết quả thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá cung ứng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp trong những năm qua là quá chậm, tự phát, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Vì mục tiêu lợi nhuận, khu vực tƣ nhân có xu hƣớng đẩy giá dịch vụ lên cao, đi kèm đó là việc xác định giá, cƣớc, phí dịch vụ một cách khá tuỳ tiện và cơ chế tài chính, thu chi thiếu minh bạch ảnh hƣởng tiêu cực đến những ngƣời thụ hƣởng dịch vụ.
Hiện nay, Nhà nƣớc chƣa có quy định cụ thể về tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ về quản lý chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong điều kiện nguồn lực của các cơ quan thanh tra, kiểm toán của Nhà nƣớc còn hạn chế, đối tƣợng kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan này chủ yếu là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập còn ít. Nhận thức tích cực về công tác này, đảm bảo phối hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán của Nhà nƣớc, tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị, các cấp trong quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc, những chủ trƣơng, định hƣớng, quy định khung về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đƣợc quy định tại Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
Nhƣ vậy, hệ thống thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm hệ thống nội kiểm và ngoại kiểm, cụ thể:
Hệ thống ngoại kiểm bao gồm: Thanh tra Chính phủ, thanh tra tài chính, quản lý của cơ quan cấp trên, kiểm toán Nhà nƣớc, kiểm toán độc lập.
Hệ thống nội kiểm bao gồm: Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, công tác kế toán, tự kiểm tra công tác kế toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính.
Giám sát của quốc hội, Hội đồng nhân dân Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Chuyên ngành Kiểm toán nhà nƣớc
Giám sát, kiểm soát của Nhà nƣớc
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại cơ quan trực tiếp sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc
Kiểm toán độc lập theo hợp đồng Công tác kiểm tra, kiểm toán
nội bộ của các cơ quan quản lý cấp trên
1.2.3.2. Phương pháp quản lý chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị