CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp định tính:
Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính từ các thông tin thứ cấp thể hiện qua việc tổng hợp các tài liệu liên quan nhƣ Tài liệu nội bộ: Các báo cáo nhân sự, báo cáo tài chính của bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán, các văn bản quy định, chính sách đƣợc ban hành trong nội bộ FSB/FE/Tập đoàn FPT, các thông tin trên website của Viện Quản trị và Công nghệ FSB; Các tài liệu bên ngoài, đã xuất bản gồm giáo trình Quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh, các bài báo, phỏng vấn, đề tài đã đăng tải trên Internet. Các thông tin, dữ liệu này là những căn cứ, bằng chứng giúp học viên hình thành, đánh giá đƣợc phần nào nội dung nghiên cứu.
Tác giả cũng tiến hành nghiên cứu định tính từ các thông tin sơ cấp thông qua việc sử dụng kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn đại diện các phòng ban, bao gồm trƣởng phòng, phó phòng và các nhân viên đã có thời gian làm việc ít nhất 2 năm tại Viện Quản trị và Công nghệ FSB. Học viên đã tiến hành thảo luận, phỏng vấn 10 cán bộ đang làm việc tại FSB (5 cán bộ quản lý và 5 nhân viên), việc phỏng vấn đƣợc tiến hành trực tiếp với đại diện ở Hà Nội (2 cán bộ
quản lý, 2 nhân viên) và qua điện thoại với đại diện ở TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ (mỗi miền 1 cán bộ quản lý, 1 nhân viên). Thời gian phỏng vấn tháng 3/2019, câu hỏi phỏng vấn đƣợc đính kèm trong phụ lục 2 của luận văn này. Các đối tƣợng đƣợc lựa chọn phỏng vấn sẽ cho ý kiến về các vấn đề đƣợc nêu ra, mỗi ngƣời đƣợc phỏng vấn ở các vị trí công việc khác nhau, vùng miền khác nhau có những góc nhìn, nhận định khác nhau về chế độ lƣơng, thƣởng, đãi ngộ, các chính sách tạo động lực tại FSB hiện nay.
Việc thảo luận và phỏng vấn giúp ngƣời hỏi thu thập thông tin của ngƣời đƣợc hỏi, xác định những yếu tố chính làm ảnh hƣởng tới động lực làm việc của cán bộ nhân viên Viện Quản trị và Công nghệ FSB. Các yếu tố này sẽ đƣợc nhắc tới trong bảng câu hỏi khảo sát gửi cho tất cả các cán bộ nhân viên FSB.
Phƣơng pháp định lƣợng: thiết kế bảng hỏi điều tra, mẫu khảo sát
Sau các cuộc thảo luận và phỏng vấn đại diện phòng ban, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi điều tra và gửi qua email hoặc in trực tiếp tới tay các cán bộ nhân viên tại Hà Nội.
Bảng hỏi gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố tác động trực tiếp tới động lực làm việc của cán bộ FSB, gồm Điều kiện môi trƣờng làm việc; Đặc điểm công việc; Công tác đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến; Chính sách lƣơng thƣởng và các đãi ngộ tài chính; Mối quan hệ đồng nghiệp; Sự ghi nhận của cấp trên;Một số đánh giá khác của ngƣời đƣợc khảo sát.
Các câu hỏi thể hiện mức độ đồng ý của các CBNV FSB về công tác tạo động lực hiện nay tại Viện Quản trị và Công nghệ FSB, bao gồm năm mức độ Rất không đồng ý, Không đồng ý, Bình thƣờng, Đồng ý, Rất đồng ý tƣơng ứng với thang điểm từ 1 tới 5.
Số lƣợng mẫu và cách thức chọn mẫu: Tác giả đã tiến hành khảo sát toàn bộ 60 CBNV của Viện Quản trị và Công nghệ FSB, tổng số phiếu phát ra là 60, số phiếu thu về là 60, tỷ lệ 100%. Thời gian thực hiện khảo sát: hai tuần đầu tháng 4/2019. Tác giả gửi bản khảo sát qua email (google form) cho tất cả các cán bộ đang làm việc tại FSB và bản in trực tiếp tới tay một số cán bộ ở Hà Nội
ít làm việc với máy tính hoặc hay phải di chuyển ngoài FSB. Chi tiết bảng hỏi đƣợc đính kèm trong phụ lục 1 của luận văn này.
Bảng hỏi sẽ bao gồm hai phần là Các câu hỏi đánh giá về thực tế công tác tạo động lực tại FSB hiện nay và Các câu hỏi về thông tin cá nhân ngƣời đƣợc khảo sát.
Phần 1: Các câu hỏi gắn liền với thực tế tạo động lực của FSB, tập trung xác định mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc và các chính sách tạo động lực hiện nay ở FSB. Các câu hỏi sẽ liên quan đến: Điều kiện và môi trƣờng làm việc tại FSB; Đặc điểm công việc; Chế độ lƣơng thƣởng, đãi ngộ hiện tại; Các chính sách đào tạo, phát triển, thăng tiến; Các mối quan hệ đồng nghiệp và Sự ghi nhận của cấp trên.
Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên Thang đo Likert năm cấp độ bao gồm (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thƣờng, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Đây là thang đo đƣợc công nhận và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về kinh tế - xã hội nhằm đánh giá tính chất đa chiều của các khái niệm.
Bảng 2.1 Mã hóa các biến khảo sát
TT Các tiêu chí Mã hóa
I Điều kiện và môi trƣờng làm việc hiện tại
1 Anh/chị đƣợc cung cấp đầy đủ máy móc trang thiết bị, văn phòng phẩm để làm việc
ĐK1
2 Anh/Chị đƣợc làm việc trong môi trƣờng sạch sẽ, tiện nghi
ĐK2
3 Anh/Chị nhận thấy môi trƣờng làm việc hiện tại là an toàn, ổn định
ĐK3
II Đặc điểm công việc
1 Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của anh/chị
ĐĐ1 2 Anh/chị cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị ĐĐ2 3 Anh/chị luôn chủ động với công việc đƣợc giao ĐĐ3
III Công tác đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến
1 Anh/chị đƣợc huấn luyện chi tiết về công việc khi mới vào FSB
ĐT1
2 Anh/chị đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin khi thực hiện công việc
ĐT2
3
Anh/chị đƣợc tham gia nhiều khóa đào tạo, đƣợc khuyến khích tự học tập để nâng cao chuyên môn, kỹ năng
ĐT3
4 FSB có lộ trình phát triển nhân sự rõ ràng ĐT4
5 Công tác đào tạo nội bộ giúp anh/chị hòa nhập nhanh chóng, dễ dàng với công việc tại FSB
ĐT5
IV Chính sách lƣơng thƣởng và các đãi ngộ tài chính
1 Anh/chị thấy chính sách trả lƣơng, thƣởng hiện tại là công bằng, minh bạch
LT1
2 Anh/chị hài lòng với chế độ lƣơng, thƣởng hiện tại của FSB
LT2
3 Anh/chị nhận thấy các phúc lợi tại FSB là đa dạng LT3
4 Anh/chị nhận thấy các phúc lợi tại FSB đƣợc thực hiện đầy đủ, chính xác
LT4
5 Anh/chị nhận thấy công tác thƣởng, phạt tại FSB đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời
LT5
V Mối quan hệ đồng nghiệp
1 Đồng nghiệp của anh/chị thƣờng sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau
QH1
2 Các đồng nghiệp của anh/chị phối hợp làm việc tốt, tinh thần teamwork cao
QH2
3 Đồng nghiệp của anh/chị luôn thân thiện, cởi mở QH3 4 Anh/chị luôn đƣợc quản lý trực tiếp lắng nghe chia sẻ, QH4
trao đổi những thông tin cả trong và ngoài công việc 5 Anh/chị dễ dàng đề xuất, góp ý với cán bộ quản lý trực
tiếp
QH5
VI Sự đánh giá, ghi nhận của cấp trên
1 Anh/chị nhận thấy chế độ đánh giá nhân viên hiện tại ở FSB là minh bạch, rõ ràng
GN1
2 Anh/chị nhận thấy cấp trên của anh chị đánh giá nhân viên một cách khách quan, công bằng
GN2
3 Anh/chị đƣợc biết nhận xét của cấp trên về mức độ hoàn thành công việc của mình từng quý và cuối năm
GN3
4 Anh/chị luôn đƣợc cán bộ quản lý trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong công việc
GN4
5 Anh/chị nhận thấy các đánh giá của quản lý trực tiếp giúp anh/chị cải thiện và nâng cao năng suất lao động
GN5
VII Đánh giá chung của anh/chị
1 Anh/chị muốn gắn bó lâu dài với FSB ĐG1
2 Anh/chị hiểu rõ chiến lƣợc, mục tiêu, kế hoạch từng năm của FSB
ĐG2
3 Anh/chị nhận thấy cơ cấu tổ chức của FSB hiện tại là phù hợp
ĐG3
4 Anh/chị sẽ giới thiệu ngƣời quen, bạn bè vào làm việc tại FSB
ĐG4
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết quả của bảng khảo sát này sẽ giúp tác giả nhận biết đƣợc các yếu tố tác động đến động lực của CBNV Viện Quản trị và Công nghệ FSB.
Phần 2 là thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc khảo sát, bao gồm các câu hỏi về họ tên, giới tính, bộ phận công tác, vị trí chức vụ hiện tại, trình độ học viên, nhóm tuổi, số năm công tác của ngƣời đƣợc khảo sát.