1.5.1 Các biện pháp tạo động lực bằng yếu tố tài chính
1.5.1.1 Tạo động lực bằng lương
Lƣơng là công cụ chính, có vai trò quan trọng giúp con ngƣời đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Con ngƣời đi làm là để có tiền và trang trải các nhu cầu cơ bản của mình, để tồn tại đƣợc con ngƣời phải có cơm ăn, áo mặc và tiền giúp con ngƣời đổi lấy những nhu cầu đó. Do đó chính sách thu nhập của doanh nghiệp phải đảm bảo ở mức để ngƣời lao động có thể trang trải các chi phí tối thiểu và sống đƣợc với đồng lƣơng đó.
Nhƣng nhƣ A.Maslow đã chỉ ra, nhu cầu của con ngƣời ngày một tăng cao, khi nhu cầu thấp đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu cao hơn lại xuất hiện, lúc này doanh nghiệp lại phải xem xét để tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động. Mức lƣơng phải phù hợp với tính chất và hiệu quả công việc, nếu mức lƣơng quá thấp với kỳ vọng của nhân viên thì chắc chắn nhân viên sẽ ra đi tìm một công việc mới. Nhƣng mức lƣơng quá cao so với mức mà nhân viên đáng lẽ đƣợc hƣởng sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, ỷ lại, lúc đó xuất hiện sức ỳ trong công việc. Vì vậy mức lƣơng của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp và công bằng giữa các vị trí công việc.
1.5.1.2 Tạo động lực bằng phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền mà doanh nghiệp trả thêm cho ngƣời lao động nhằm bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp, độc hại của công việc, điều kiện sinh hoạt tại khu vực khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, vùng có giá cả sinh
hoạt đời sống đắt đỏ … chƣa đƣợc tính đến trong mức lƣơng. Một số phụ cấp tiêu biểu hay đƣợc nhiều doanh nghiệp đƣa ra nhƣ Phụ cấp ăn trƣa, Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp độc hại nguy hiểm, Phụ cấp trách nhiệm, các khoản hỗ trợ xăng xe, đi lại, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nuôi con nhỏ… Các khoản phụ cấp có thể không lớn và tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi ngƣời lao động nhƣng cũng giúp tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động, thể hiện đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị do đó cũng phần nào tạo thêm động lực cho nhân viên.
1.5.1.3 Tạo động lực bằng thưởng
Thƣởng là khoản tiền bổ sung ngoài lƣơng có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động làm việc tích cực hơn. Tiền thƣởng có thể đƣợc trả định kỳ cuối tháng/quý/năm hoặc trả đột xuất khi nhân viên có những thành tích xuất sắc trong công việc. Nhân viên sẽ hứng thú làm việc hơn nếu họ đƣợc nhận thƣởng do hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, do vƣợt mức kế hoạch đề ra, hoặc do giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí lớn…
Để tạo đƣợc sự hứng khởi cho nhân viên, các quy định về tiền thƣởng cần phải đƣợc xây dựng một cách minh bạch, rõ ràng, việc chi trả phải đúng với khả năng và sự cống hiến của ngƣời lao động, tạo nên sự công bằng trong tổ chức. Tiền thƣởng cần liên quan đến kết quả công việc của nhân viên, nhân viên cần hiểu rõ do làm việc hiệu quả nên mình đã đƣợc thƣởng. Chỉ những nhân viên làm việc tích cực hoặc có những sáng kiến, ý tƣởng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tạo ra thêm lợi nhuận sẽ nhận đƣợc các khoản thƣởng xứng đáng.
1.5.1.4 Tạo động lực bằng phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả cho ngƣời lao động dƣới hình thức là các chƣơng trình hỗ trợ, đãi ngộ, giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. Các phúc lợi, đãi ngộ này thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp với ngƣời lao động, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp.
Trên thực tế, có nhiều công ty đã chiêu mộ nhân tài bằng mức lƣơng, thƣởng cao hơn hẳn chỗ làm hiện tại nhƣng nhân viên vẫn từ chối. Lý do vì ngoài tiền lƣơng đƣợc nhận, ngƣời nhân viên đó còn đƣợc hƣởng các khoản thƣởng
thành tích, các ƣu đãi, chế độ, đặc quyền riêng cũng nhƣ có đƣợc môi trƣờng làm việc rất tốt, mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết. Khi một ngƣời nhân viên cảm nhận đƣợc không khí làm việc chuyên nghiệp, những đồng nghiệp nhƣ ngƣời trong nhà cùng với mức lƣơng, thƣởng, đãi ngộ phù hợp, tất cả đều là những yếu tố giúp ngƣời lao động gắn bó, trung thành với công ty.
1.5.2 Các biện pháp tạo động lực bằng yếu tố phi tài chính
Lƣơng, thƣởng và các phúc lợi tài chính không phải yếu tố duy nhất tạo nên động lực cho ngƣời lao động, ngoài chúng ra còn có nhiều yếu tố phi tài chính mà nhà quản lý và doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra động lực cho nhân viên, đó là những yếu tố tác động tới tinh thần của ngƣời lao động, tạo nên niềm vui khi đi làm, tạo ra sự hứng thú say mê làm việc, hân hoan khi đƣợc tôn trọng, đƣợc đối xử công bằng… có thể kể tới nhƣ:
Môi trƣờng, điều kiện làm việc Đặc điểm công việc
Đào tạo, phát triển, cơ hội thăng tiến
Sự đánh giá, khen thƣởng, khích lệ từ nhà quản lý Mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dƣới
1.5.2.1 Môi trường, điều kiện làm việc
Môi trƣờng và điều kiện làm việc là yếu tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới khả năng làm việc của nhân viên. Một môi trƣờng thân thiện, thoải mái, điều kiện làm việc đầy đủ, hiện đại, không khí làm việc cởi mở, tin cậy… sẽ tạo nên tâm lý vui vẻ, tích cực, nhân viên làm việc nhiệt tình hơn, kích thích tinh thần sáng tạo, nảy sinh nhiều sáng kiến trong công việc. Ngƣời lao động cũng đƣợc giảm bớt sự căng thẳng khiến cho sức khỏe tốt hơn, nên sẽ cống hiến nhiều hơn cho công việc, gắn bó hơn với tổ chức.
1.5.2.2 Đặc điểm công việc
Đặc điểm công việc là yếu tố tạo nên sự gắn bó, hứng thú với công việc của ngƣời lao động. Công việc thú vị sẽ là nhân tố thôi thúc ngƣời lao động chủ động, sáng tạo tìm tòi, có nhiều đề xuất mới, do đó ngƣời lao động sẽ có thêm
động lực để hoàn thành tốt công việc, từ đó có tâm lý gắn bó với doanh nghiệp. Ngƣợc lại, công việc tẻ nhạt, đơn điệu sẽ gây nên sự chán chƣờng, tâm lý làm cho xong từ phía ngƣời lao động do đó sẽ không có .
Cũng cần nói thêm, một công việc nếu đƣợc phân công, bố trí đúng ngƣời sẽ giúp ngƣời nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình, tạo nên sự hứng thú khi thực hiện công việc đúng với khả năng, chuyên môn của mình, do đó họ sẽ sằn sàng học hỏi, nỗ lực để làm việc tốt hơn. Trong khi đó, vẫn công việc đấy nếu giao sai ngƣời sẽ khiến ngƣời đƣợc giao việc không có hứng khởi để làm việc nên công việc có thể không đƣợc hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lƣợng không cao.
Việc phân công, bố trí công việc phù hợp cũng chính là thể hiện lòng tin của sếp với nhân viên. Khi đƣợc sếp tin tƣởng giao việc phù hợp, ngƣời nhân viên sẽ tích cực hơn trong công việc, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao, chủ động phát triển bản thân để ngày một tiến bộ hơn trong công việc.
1.5.2.3 Đào tạo, phát triển, cơ hội thăng tiến
Đào tạo nhân viên là việc cung cấp các kỹ năng, kiến thức để ngƣời nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Việc đào tạo sẽ giúp ngƣời nhân viên đƣợc bồi dƣỡng, hoàn thiện bản thân, nâng cao chuyên môn, làm cơ sở để thăng tiến, phát triển sự nghiệp.
Cơ hội thăng tiến là mong ƣớc của mọi ngƣời lao động. Đƣợc thăng tiến có nghĩa là ngƣời nhân viên có một bƣớc phát triển hơn so với quá khứ, đồng nghĩa với việc ngƣời đó sẽ gia tăng uy tín, địa vị hoặc quyền lực của bản thân. Chính sách thăng tiến, phát triển sự nghiệp sẽ giúp ngƣời lao động gắn bó với công ty, doanh nghiệp cũng sẽ giữ chân đƣợc cán bộ giỏi, thu hút đƣợc nhiều nhân tài hơn. Ngƣời lao động khi nhìn thấy đƣợc cơ hội phát triển sự nghiệp ở công ty đang làm việc sẽ có thêm động lực để cố gắng hơn trong công việc, nỗ lực vƣơn tới tầm cao hơn. Ngƣợc lại, nếu cơ hội phát triển sự nghiệp mơ hồ sẽ làm cho ngƣời lao động chán nản, mất ý chí phấn đấu.
1.5.2.4 Sự đánh giá, khen thưởng, khích lệ từ người quản lý
Đƣợc khen thƣởng là nhu cầu của tất cả mọi ngƣời khi làm việc, nó thể hiện sự ghi nhận của ngƣời quản lý với công sức, sự đóng góp của nhân viên. Xuất phát từ tâm lý con ngƣời, mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ đƣợc giao, chúng ta đều muốn đƣợc ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của mình.
Một lời khen, một cái bắt tay chúc mừng cũng là sự khen thƣởng, khích lệ đáng quý dành cho nhân viên. Tuy vậy có nhiều nhà quản lý rất ít khi công nhận thành tích của nhân viên. Họ cho rằng hoàn thành công việc là nhiệm vụ của ngƣời nhân viên nên không cần tới những lời khen hay động viên. Điều này sẽ gây ra sự buồn chán, bất mãn cho ngƣời nhân viên, lâu dần nảy sinh tâm lý không còn nỗ lực, không cần cố gắng để làm việc.
Ở nhiều doanh nghiệp, việc khen thƣởng nhân viên ngoài những số tiền vật chất có thể là những hiện vật nhƣ bằng khen, chiếc cup khắc tên, một món quà nhỏ, hay những bảng ghi danh cán bộ xuất sắc hàng tháng/quý…tất cả đều mang lại giá trị tinh thần rất lớn, có giá trị động viên cao cho ngƣời lao động.
1.5.2.5 Mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tại công sở là yếu tố quan trọng giúp ngƣời lao động có một tâm lý thoải mái, tinh thần hợp tác và chia sẻ công việc. Nếu một ngƣời nhân viên xây dựng đƣợc mối quan hệ tích cực với cấp trên sẽ giúp ngƣời đó đƣợc lắng nghe, đƣợc cấp trên chia sẻ và góp ý, tƣ vấn những điều bổ ích cho công việc, giúp mình tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Đối với đồng nghiệp xung quanh, xây dựng mối quan hệ tin tƣởng, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp mọi ngƣời cùng nhau chia sẻ công việc, thêm gắn bó khăng khít, hạn chế tối đa những mâu thuẫn, từ đó dễ dàng hợp tác và chia sẻ thành công. Đối với cấp dƣới là những cộng sự đắc lực trong công việc, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên hình ảnh của một ngƣời quản lý thành công, luôn quan tâm, động viên, khen ngợi mỗi khi nhân viên hoàn thành tốt công việc sẽ làm cho nhân viên phấn chấn tinh thần, có động lực để tiếp tục phấn đấu trong công việc, phát huy khả năng bản thân hơn nữa.