1.3 Các học thuyết tạo động lực
1.3.1 Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow
Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow hay còn đƣợc gọi là Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s Hierachy of Needs) đƣợc nhà tâm lý học Abraham
Maslow (1908 – 1970) ngƣời New York công bố năm 1942 trong bài viết “A Theory of Human Motivation”, là một trong những mô hình đƣợc sử dụng nhiều nhất khi nghiên cứu về động lực của cá nhân.
Maslow đã phân loại nhu cầu tự nhiên của con ngƣời thành 5 bậc khác nhau và đƣợc xếp thứ tự nhƣ sau:
Hình 1.1 – Hệ thống thứ bậc nhu cầu Maslow
(Nguồn: Maslow, 1942)
Theo A.Maslow, con ngƣời có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát đƣợc thỏa mãn, 5 bậc trên Tháp nhu cầu của Maslow đƣợc xếp thứ tự từ thấp lên cao nhƣ sau:
Bậc 1 - Các nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Ở vị trí thấp nhất trong tháp nhu cầu này, nhu cầu sinh lý là các đòi hỏi cơ bản của con ngƣời về thức ăn, nƣớc uống, chỗ ở, ngủ và các nhu cầu cơ thể khác. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất để con ngƣời tồn tại đƣợc, nếu nhu cầu này chƣa đƣợc thỏa mãn thì sẽ không xuất hiện các nhu cầu khác.
Bậc 2 - Nhu cầu an toàn (Safety, Security needs): là nhu cầu đƣợc ổn định, chắc chắn, đƣợc bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ. Sau khi các nhu cầu sinh lý đã đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu an toàn xuất hiện, đó là khi con ngƣời cần sự bảo vệ, an toàn trƣớc những đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần. Đó là sự mong muốn một cuộc sống ổn định, một môi trƣờng hòa bình.
Bậc 3 - Nhu cầu xã hội (Love/Belonging Needs): nhu cầu đƣợc quan hệ với những ngƣời khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hợp tác, hay có thể nói đây chính là nhu cầu bạn bè, giao tiếp, là mối quan hệ trong gia đình, trƣờng lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
Nhu cầu này cũng rất quan trọng vì khi “cho” và “nhận” những tình cảm tốt đẹp chắc chắn con ngƣời sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Bậc 4 - Nhu cầu đƣợc tôn trọng (Esteem): là nhu cầu có địa vị, đƣợc ngƣời khác công nhận và tôn trọng cũng nhƣ nhu cầu tự tôn trọng mình. Tháp nhu cầu Maslow bậc 4 là nhu cầu thừa nhận, đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội, cũng là nhu cầu mà mỗi cá nhân tự mình tôn trọng bản thân, tự tin vào năng lực của mình. Trong một tập thể khi cá nhân đƣợc những ngƣời xung quanh tôn trọng, công nhận năng lực của mình nó sẽ trở thành động lực để họ nỗ lực hơn trong công việc. Bậc 5 - Nhu cầu tự khẳng định (Self-actualization): là nhu cầu đƣợc
trƣởng thành và phát triển, đƣợc biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt đƣợc các thành tích mới có ý nghĩa hay nhu cầu sáng tạo của cá nhân.
Theo học thuyết Maslow, khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu sẽ trở nên quan trọng. Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc nhƣ trên và mặc dù không có một nhu cầu nào đƣợc thỏa mãn hoàn toàn nhƣng một nhu cầu đƣợc thỏa mãn về cơ bản sẽ không còn tạo ra động lực. Nhƣ vậy để tạo động lực cho nhân viên, ngƣời quản lý phải hiểu rõ
nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hƣớng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở bậc đó.