1.3 Các học thuyết tạo động lực
1.3.4 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Học thuyết kỳ vọng đƣợc Victor Vroom xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động lực trong lao động nhƣ tính hấp dẫn của lao động, mối liên hệ giữa kết quả và phần thƣởng, mối liên hệ giữa sự nỗ lực quyết tâm với kết quả lao động của họ.
Theo Victor Vroom, động viên là kết quả của những mong đợi của một cá nhân. Sự động viên của con ngƣời phụ thuộc vào hai nhân tố: (i) Mức độ mong muốn thực sự của cá nhân đối với việc giải quyết công việc, và (ii) Cá nhân đó nghĩ về công việc thế nào và sẽ đạt đến nó nhƣ thế nào. Vì thế, để động viên ngƣời lao động ta cần quan tâm đến nhận thức và mong đợi của cá nhân, gắn những mong đợi cá nhân đó với những mục tiêu của tổ chức.
Victor Vroom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức: Con ngƣời mong đợi cái gì? Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân. Một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thƣởng nhƣ mong muốn. Học thuyết này gợi ý cho các nhà quản lý rằng cần phải làm cho ngƣời lao động hiểu đƣợc mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực - thành tích, thành tích - kết quả/phần thƣởng cũng nhƣ cần tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thƣởng đối với ngƣời lao động.
Kỳ vọng của ngƣời lao động có tác dụng tạo động lực rất lớn cho ngƣời lao động, nhƣng để tạo đƣợc kỳ vọng cho ngƣời lao động thì phải có phƣơng tiện và điều kiện để thực hiện nó. Những phƣơng tiện này chính là các chính sách, cơ chế quản lý, điều kiện làm việc... mà doanh nghiệp đảm bảo cho ngƣời lao động. Đặc biệt doanh nghiệp khi thiết kế công việc cho ngƣời lao động phải thiết kế đủ cao để họ phát huy đƣợc tiềm năng của mình nhƣng cũng phải đủ tầm để họ nhìn thấy kết quả mà họ có thể đạt đƣợc.