CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3 Các tài khoản và phương pháp hạch toán
2.3.2 Phương pháp hạch toán
Trong cách hạch toán tiền gửi, kế toán NH được chia làm 2 phương pháp hạch toán: Hạch toán gốc và hạch toán lãi. Phương thức hạch toán như sau:
Hạch toán gốc:
Trong giao dịch TGTK, KH thường gửi bằng tiền mặt. Căn cứ vào chứng từ gửi tiền (đã được kiểm tra) GDV ghi số tiền gửi vào (bằng VND) như sau:
Nợ TK 1011 – Tiền mặt
Có TK 4231, 4232 - TGTK không kỳ hạn, có kỳ hạn
Khi KH đến rút TGTK, GDV phải kiểm tra kỹ các điều kiện về thủ tục chứng từ, số dư tiền gửi, chữ ký khách hàng,… Nếu các điều kiện đều thỏa, GDV sẽ ghi sổ số tiền khách hàng rút ra (bằng VND) như sau :
Nợ TK 4231, 4232 - TGTK không kỳ hạn, có kỳ hạn Có TK 1011 – TK tiền mặt
Sơ đồ 2.3-Sơ đồ hạch toán vốn gốc TGTK
TK 4321, 4232 TK 1011
Số tiền KH gửi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hạch toán lãi:
Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc cơ sở dồn tích đảm bảo tính theo thời hạn gửi thực tế của khách hàng và lãi suất đã thỏa thuận. Trên thực tế, với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn NH có thể trả lãi trước, trả lãi định kỳ hay trả lãi khi đáo hạn. Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tiền lãi được tính theo phương pháp tích số và đến kỳ tính lãi của tiền gửi NH sẽ hạch toán nhập vốn gốc. Chính vì thế kế toán NH cần lựa chọn phương pháp thực chi, dự chi hay phân bổ cho thích hợp với từng tình huống cụ thể.
- Thực chi hay còn được gọi là thực trả, là việc hạch toán vào TK chi phí theo số tiền thực tế đã chi ra (phát sinh trong kỳ), là lãi đã trả cho KH.
- Dự chi hay còn được gọi là dự trả, là việc thực hiện tính và hạch toán dần vào TK chi phí (phát sinh trong kỳ) theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, là lãi chưa trả cho KH.
- Phân bổ là việc thực hiện tính và chuyển dần vào TK chi phí (phát sinh trong kỳ) theo từng định kỳ đối với những khoản lãi chi trả trước.
Đối với lãi TGTK không kỳ hạn, định kỳ NH hạch toán như sau: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK
Có TK 4231 – TGTK không kỳ hạn - Khi trả lãi cho KH:
Nợ TK 4231 – TGTK không kỳ hạn Có TK 1011 – TK tiền mặt
Đối với lãi TGTK có kỳ hạn:
- Nếu theo phương pháp thực chi, lãi được hạch toán: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK
- Nếu theo phương pháp phân bổ, NH thường áp dụng cho trường hợp tính lãi trước cho nhiều kỳ:
Khi trả lãi:
Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ Có TK 1011 – TK tiền mặt Trong kỳ phân bổ vào chi phí trả lãi:
Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
- Nếu KH rút ngang hay còn được gọi rút trước hạn và số tiền lãi KH đã nhận lớn hơn số tiền thực tế được nhận, NH sẽ thu lại số tiền lãi trả thừa. Cách hạch toán như sau:
Nợ TK 1011 – TK tiền mặt
Có TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK (Số lãi đã phân bổ vào chi phí - Số lãi KH thực tế được nhận)
Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ (Số lãi KH đã nhận nhưng chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ)
- Nếu NH thực hiện phương pháp dự chi lãi, tiền lãi sẽ phải trả cho TGTK có kỳ hạn:
Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK
Có TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK Khi chi trả tiền lãi cho khách hàng:
Nợ TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK Có TK 1011 – TK tiền mặt
- Một số trường hợp KH đến lãnh TGTK có kỳ hạn trước hạn, NH có thể không trả lại cho khách hàng hoặc trả lại với lãi suất thấp hơn (thường là lãi suất không kỳ hạn) mức đã thỏa thuận, nếu đã dự chi tiền lãi cần hoàn lại chi phí đã dự chi số tiền lãi chưa trả KH. Nghiệp vụ được ghi sổ như sau :
Nợ TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK Có TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK Hoặc ghi Đỏ:
Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK
Có TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK
Sơ đồ 2.4-Sơ đồ hạch toán lãi TGTK
TK 1011 TK 801 Thực chi TK 4913 Dự chi Dự chi TK 388 Phân bổ Phân bổ Nguồn: Tác giả tổng hợp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương 2, tác giả sẽ tập hợp các lý thuyết từ các văn bản thông tư của NHNN cùng với giáo trình Kế toán ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh để trình bày khái niệm, phương pháp tính lãi, nguyên tắc kế toán và trình bày khoản mục trên BCTC, các tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán được sử dụng. Từ đó, tạo thành cơ sở lý thuyết để áp dụng vào hoạt động thực tế tại Ngân hàng.
Cũng trong chương này, tác giả sử dụng đến phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết khi thuyết minh quy trình giao dịch và tổng hợp các nội dung liên quan đến TGTK.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN