0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các tài khoản được sử dụng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 27 -30 )

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3 Các tài khoản và phương pháp hạch toán

2.3.1 Các tài khoản được sử dụng

Tài khoản (TK) được sử dụng trong nghiệp vụ huy động TGTK bao gồm TK tiền mặt tại đơn vị, TK tiền gửi tiết kiệm của KH và TK lãi phải trả cho TGTK. Theo

Thông tư số 05/VBHN-NHNN, mỗi TK có chức năng như sau:

TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị:

Bên Nợ ghi: - Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ. Bên Có ghi: - Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ.

Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD. Hạch toán chi tiết:

Mở 02 tài khoản chi tiết: - Tiền mặt đã kiểm đếm.

- Tiền mặt thu theo túi niêm phong.

Tại bộ phận kế toán, mở sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời) ghi đầy đủ các khoản thu, chi trong ngày để đối chiếu với thủ quỹ, dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Ngoài nhật ký quỹ, kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi số tổng cộng thu, chi và tồn quỹ cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam:

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng gửi vào Ngân hàng theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm.

Tài khoản 423 có các tài khoản cấp III sau: 4231- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238- Tiền gửi tiết kiệm khác Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng lấy ra.

Số dư Có: - Phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại Ngân hàng. Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền (Sổ tiết kiệm).

- Riêng tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: mở tài khoản chi tiết theo từng món tiền gửi (hợp đồng...) của khách hàng.

Ngoài sổ tiết kiệm, các Ngân hàng mở thêm các sổ kế toán trung gian (thuộc hạch toán chi tiết) để hạch toán theo dõi số tiền gửi tiết kiệm ở từng Quỹ tiết kiệm cơ

sở (đơn vị hạch toán báo sổ), dùng làm cơ sở kiểm soát, đối chiếu với sao kê số dư các sổ tiết kiệm và lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, năm.

TK 491 – Lãi phải trả cho TGTK:

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang gửi tại Tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà Tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III liên quan đến tiền gửi tiết kiệm như sau:

4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng Bên Có ghi: - Số tiền lãi phải trả dồn tích.

Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi đã trả.

Số dư Có: - Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích, chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền gửi.  TK 801 – Trả lãi tiền gửi:

Tài khoản dùng để phản ánh các chi phí lãi tiền gửi thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Tăng chi phí hoạt động huy động TGTK trong kỳ

Bên Có ghi: - Giảm chi phí hoạt động huy động TGTK trong kỳ Tài khoản 801 không có số dư cuối kỳ.

TK 388 – Chi phí chờ phân bổ:

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân

bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.

Bên Nợ ghi: - Chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ. Bên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ. Số dư Nợ: - Phản ánh các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 27 -30 )

×