Nguyên tắc kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 25)

2.2.1.1 Nguyên tắc và quy định kế toán

- Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào số tài khoản chi trả tiền, nhận tiền ... để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra.

- Lãi tiền gửi cần được chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có trích trước tiền lãi phải trả vào chi phí đối với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, cần phải quan tâm đến thời hạn trích trước (của năm tài chính) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc cơ sở dồn tích. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ trả lãi bao gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kỳ ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào chi phí.

- Tất cả các số phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối cần được xử lý như các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ chối phải xem xét và đưa ra các quyết định xử lý tùy theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp (Ví dụ: một khoản khách hàng từ chối thanh toán do nghi ngờ

ngân hàng tính sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc,...). Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến việc “từ chối” và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót. (Loan, 2017)

2.2.1.2 Trình bày trên báo cáo tài chính

 Theo Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày, bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính (TCTC) tương tự”, việc trình bày các khoản tiền gửi, GTCG,… phải đảm bảo yêu cầu:

-Cần phân biệt hay trình bày riêng rẽ tiền gửi của các ngân hàng và của các TCTC khác tương tự với tiền gửi khách hàng cũng như cần phân biệt tiền gửi của khách hàng với GTCG mà ngân hàng phát hành.

-Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán.

-Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kỳ hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại, tính từ ngày khóa sổ lập Báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.

 Khi lập Báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành giấy tờ có giá phản ánh trên cơ sở thuần.

Trên các báo cáo tài chính của ngân hàng, tiền gửi được trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên cách thức trình bày phổ biến nhất là trình bày số dư tiền gửi phân theo loại tiền gửi, có chú ý đến việc tách riêng giá trị tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi. Các thông tin về tiền gửi cũng có thể được chi tiết hóa song đây không phải là nguyên tắc bắt buộc.

Dưới đây là một vài minh họa cho việc lập báo cáo tài chính về tiền gửi.

Ví dụ 1: Các thông tin trên Bảng cân đối kế toán - NHTMCP.ABC

(Đơn vị : Triệu đồng) Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng 44,734 Tiền gửi của khách hàng và ủy thác đầu tư 1,168,827

Ví dụ 2: Các thông tin trên bảng cân đối kế toán và chú thích - NHTMCP.ABC

(Đơn vị : Triệu đồng) Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng 44,734 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng 773,883 Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng 321,175

Tài sản giữ hộ 7,675

Ký quỹ 44,919

Tổng cộng: 1,213,561

Nguồn: Nguyễn Thị Loan (2017)

2.2.2 Chứng từ kế toán

Để có cơ sở truy cứu những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi tại NH, NH phải thu thập đủ những chứng từ sau:

- Giấy nộp tiền - Giấy rút tiền

- Phiếu thu, phiếu chi

- Số tiền gửi hoặc sao kê số dư tiền gửi. - Bảng kê tính lãi.

2.3 Các tài khoản và phương pháp hạch toán

2.3.1 Các tài khoản được sử dụng

Tài khoản (TK) được sử dụng trong nghiệp vụ huy động TGTK bao gồm TK tiền mặt tại đơn vị, TK tiền gửi tiết kiệm của KH và TK lãi phải trả cho TGTK. Theo

Thông tư số 05/VBHN-NHNN, mỗi TK có chức năng như sau:

TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên Nợ ghi: - Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ. Bên Có ghi: - Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ.

Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD. Hạch toán chi tiết:

Mở 02 tài khoản chi tiết: - Tiền mặt đã kiểm đếm.

- Tiền mặt thu theo túi niêm phong.

Tại bộ phận kế toán, mở sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời) ghi đầy đủ các khoản thu, chi trong ngày để đối chiếu với thủ quỹ, dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Ngoài nhật ký quỹ, kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi số tổng cộng thu, chi và tồn quỹ cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam:

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng gửi vào Ngân hàng theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm.

Tài khoản 423 có các tài khoản cấp III sau: 4231- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238- Tiền gửi tiết kiệm khác Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng lấy ra.

Số dư Có: - Phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại Ngân hàng. Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền (Sổ tiết kiệm).

- Riêng tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: mở tài khoản chi tiết theo từng món tiền gửi (hợp đồng...) của khách hàng.

Ngoài sổ tiết kiệm, các Ngân hàng mở thêm các sổ kế toán trung gian (thuộc hạch toán chi tiết) để hạch toán theo dõi số tiền gửi tiết kiệm ở từng Quỹ tiết kiệm cơ

sở (đơn vị hạch toán báo sổ), dùng làm cơ sở kiểm soát, đối chiếu với sao kê số dư các sổ tiết kiệm và lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, năm.

TK 491 – Lãi phải trả cho TGTK:

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang gửi tại Tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà Tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III liên quan đến tiền gửi tiết kiệm như sau:

4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng Bên Có ghi: - Số tiền lãi phải trả dồn tích.

Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi đã trả.

Số dư Có: - Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích, chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền gửi.  TK 801 – Trả lãi tiền gửi:

Tài khoản dùng để phản ánh các chi phí lãi tiền gửi thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Tăng chi phí hoạt động huy động TGTK trong kỳ

Bên Có ghi: - Giảm chi phí hoạt động huy động TGTK trong kỳ Tài khoản 801 không có số dư cuối kỳ.

TK 388 – Chi phí chờ phân bổ:

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân

bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.

Bên Nợ ghi: - Chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ. Bên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ. Số dư Nợ: - Phản ánh các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

2.3.2 Phương pháp hạch toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cách hạch toán tiền gửi, kế toán NH được chia làm 2 phương pháp hạch toán: Hạch toán gốc và hạch toán lãi. Phương thức hạch toán như sau:

Hạch toán gốc:

 Trong giao dịch TGTK, KH thường gửi bằng tiền mặt. Căn cứ vào chứng từ gửi tiền (đã được kiểm tra) GDV ghi số tiền gửi vào (bằng VND) như sau:

Nợ TK 1011 – Tiền mặt

Có TK 4231, 4232 - TGTK không kỳ hạn, có kỳ hạn

 Khi KH đến rút TGTK, GDV phải kiểm tra kỹ các điều kiện về thủ tục chứng từ, số dư tiền gửi, chữ ký khách hàng,… Nếu các điều kiện đều thỏa, GDV sẽ ghi sổ số tiền khách hàng rút ra (bằng VND) như sau :

Nợ TK 4231, 4232 - TGTK không kỳ hạn, có kỳ hạn Có TK 1011 – TK tiền mặt

Sơ đồ 2.3-Sơ đồ hạch toán vốn gốc TGTK

TK 4321, 4232 TK 1011

Số tiền KH gửi

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hạch toán lãi:

Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc cơ sở dồn tích đảm bảo tính theo thời hạn gửi thực tế của khách hàng và lãi suất đã thỏa thuận. Trên thực tế, với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn NH có thể trả lãi trước, trả lãi định kỳ hay trả lãi khi đáo hạn. Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tiền lãi được tính theo phương pháp tích số và đến kỳ tính lãi của tiền gửi NH sẽ hạch toán nhập vốn gốc. Chính vì thế kế toán NH cần lựa chọn phương pháp thực chi, dự chi hay phân bổ cho thích hợp với từng tình huống cụ thể.

- Thực chi hay còn được gọi là thực trả, là việc hạch toán vào TK chi phí theo số tiền thực tế đã chi ra (phát sinh trong kỳ), là lãi đã trả cho KH.

- Dự chi hay còn được gọi là dự trả, là việc thực hiện tính và hạch toán dần vào TK chi phí (phát sinh trong kỳ) theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, là lãi chưa trả cho KH.

- Phân bổ là việc thực hiện tính và chuyển dần vào TK chi phí (phát sinh trong kỳ) theo từng định kỳ đối với những khoản lãi chi trả trước.

 Đối với lãi TGTK không kỳ hạn, định kỳ NH hạch toán như sau: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK

Có TK 4231 – TGTK không kỳ hạn - Khi trả lãi cho KH:

Nợ TK 4231 – TGTK không kỳ hạn Có TK 1011 – TK tiền mặt

 Đối với lãi TGTK có kỳ hạn:

- Nếu theo phương pháp thực chi, lãi được hạch toán: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK

- Nếu theo phương pháp phân bổ, NH thường áp dụng cho trường hợp tính lãi trước cho nhiều kỳ:

 Khi trả lãi:

Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ Có TK 1011 – TK tiền mặt  Trong kỳ phân bổ vào chi phí trả lãi:

Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ

- Nếu KH rút ngang hay còn được gọi rút trước hạn và số tiền lãi KH đã nhận lớn hơn số tiền thực tế được nhận, NH sẽ thu lại số tiền lãi trả thừa. Cách hạch toán như sau:

Nợ TK 1011 – TK tiền mặt

Có TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK (Số lãi đã phân bổ vào chi phí - Số lãi KH thực tế được nhận)

Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ (Số lãi KH đã nhận nhưng chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ)

- Nếu NH thực hiện phương pháp dự chi lãi, tiền lãi sẽ phải trả cho TGTK có kỳ hạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK

Có TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK  Khi chi trả tiền lãi cho khách hàng:

Nợ TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK Có TK 1011 – TK tiền mặt

- Một số trường hợp KH đến lãnh TGTK có kỳ hạn trước hạn, NH có thể không trả lại cho khách hàng hoặc trả lại với lãi suất thấp hơn (thường là lãi suất không kỳ hạn) mức đã thỏa thuận, nếu đã dự chi tiền lãi cần hoàn lại chi phí đã dự chi số tiền lãi chưa trả KH. Nghiệp vụ được ghi sổ như sau :

Nợ TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK Có TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK  Hoặc ghi Đỏ:

Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi TGTK

Có TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK

Sơ đồ 2.4-Sơ đồ hạch toán lãi TGTK

TK 1011 TK 801 Thực chi TK 4913 Dự chi Dự chi TK 388 Phân bổ Phân bổ Nguồn: Tác giả tổng hợp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả sẽ tập hợp các lý thuyết từ các văn bản thông tư của NHNN cùng với giáo trình Kế toán ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh để trình bày khái niệm, phương pháp tính lãi, nguyên tắc kế toán và trình bày khoản mục trên BCTC, các tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán được sử dụng. Từ đó, tạo thành cơ sở lý thuyết để áp dụng vào hoạt động thực tế tại Ngân hàng.

Cũng trong chương này, tác giả sử dụng đến phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết khi thuyết minh quy trình giao dịch và tổng hợp các nội dung liên quan đến TGTK.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN – CN ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đồng Nai – PGD Biên Hòa Biên Hòa

3.1.1 Giới thiệu về NH TMCP SGTT

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín hay còn được gọi tắt là Sacombank, được thành lập vào ngày 21/12/1991. Trụ sở chính tọa lạc ở 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng đến nay con số này đã tăng lên hơn 18,852 tỷ đồng. Sau 30 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn Thương Tín đã đạt những thành tựu khả quan nổi bật mà không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng có thể đạt được. Mạng lưới hoạt động Sacombank trải dài từ Bắc tới Nam

với hơn 563 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước và ngoài nước với hơn 18,600 nhân viên trên toàn quốc.

Sacombank được hoạt động những ngành nghề kinh doanh đã đăng ký như: Huy động vốn, cho vay, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, thanh toán trong nước lẫn quốc tế, bảo lãnh ngân hàng,… (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2020)

Hình 3.1-Trụ sở chính Sacombank (nguồn Internet)

3.1.2 Giới thiệu về NH TMCP SGTT – CN Đồng Nai – PGD Biên Hòa 3.1.2.1 Giới thiệu về Chi nhánh Đồng Nai 3.1.2.1 Giới thiệu về Chi nhánh Đồng Nai

Theo quyết định số 16/2003/QĐ – HĐQT, NH TMCP SGTT – CN Đồng Nai được thành lập vào ngày 07/01/2003 và khai trương vào ngày 04/04/2003. Hiện nay nhân sự của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn có trình độ Đại Học và Cao Đẳng. Đội ngũ nhân sự trẻ chiếm đa số khoảng 68%, họ là những người có năng lực, linh hoạt, hoạt động vì mục tiêu

chung là sự phát triển đi lên của chi nhánh và của toàn hệ thống ngân hàng. Qua thời

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 25)