Kế toán nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.4 Kế toán nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

3.4.1 Sơ lược về dịch vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Ngoài các nghiệp vụ huy động trên, NH còn có dịch vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Lý do có nghiệp vụ này là vì sổ tiết kiệm cũng là một tài sản có giá trị có thể thế chấp. Khi KH đang trong kỳ hạn gửi, nhưng muốn rút vốn gốc trước khi đáo hạn vì lý do riêng. Điều này rất bất lợi cho KH khi đang trong thời gian sắp tới ngày đáo hạn, nếu rút ngang, KH không thể hưởng lãi suất có kỳ hạn đã được tính cho thời gian trước đó, mà toàn bộ sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Chính vì vậy, NH đưa ra giải pháp tốt nhất cho KH là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Khi KH sử dụng dịch vụ này, NH sẽ lấy số tiền gốc trong sổ tiết kiệm là mức tối đa cho vay. Thời hạn vay tốt nhất là từ thời điểm vay cho đến ngày đáo hạn TGTK của KH. Số tiền lãi vay của KH sẽ được cấn trừ từ lãi TGTK mà KH sẽ nhận khi đến hạn.

Ví dụ 3.3: Ngày 1/1/2021, KH C gửi 500 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng, lãi

suất 5.00%, lãnh lãi cuối kỳ. Đến tháng thứ 5, C vì lý do riêng nên cần toàn bộ vốn đã gửi tiết kiệm. Thay vì C rút ngang toàn bộ số tiền mình đã gửi 5 tháng, KH quyết định chọn cách cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. NH tính lãi như sau:

 Số tiền lãi C nhận được khi đáo hạn:

500,000,000 × 5%

365× (30 + 28 + 31 + 30 + 31 + 30) = 12,328,767 𝑉𝑁𝐷

 Lãi suất vay:

5% + 3.5%* = 8.5%/năm

 Số tiền lãi vay tính từ 31/5 đến 30/6 (1 tháng):

500,000,000 ×8.5%

365 × 30 = 3,493,151 𝑉𝑁𝐷

 Số tiền lãi C nhận được là:

12,328,767 − 3,493,151 = 8,835,616 VND  Giả sử, ngày 31/5, C rút ngang và hưởng lãi suất không kỳ hạn:

500,000,000 ×0.03%

365 × (30 + 28 + 31 + 30 + 31) = 61,644 𝑉𝑁𝐷

Vậy suy ra, C được hưởng số tiền lãi 8,835,616 VND thay vì rút ngang chỉ nhận được 61,644 VND.

* Lưu ý: KH không thể vay hơn số tiền gốc trong sổ tiết kiệm và thời hạn vay

tối đa là ngày đáo hạn TGTK.

3.4.2 Chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Khi KH yêu cầu, NH sẽ làm Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng cho KH điền thông tin. Ngoài ra, còn có Hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm 2 bản cho KH và NH, CMND/CCCD/Hộ chiếu, Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo và cuối cùng là Sổ tiết kiệm đang trong kỳ hạn.

3.4.3 Hạch toán kế toán nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Bước 1: Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, GDV tiến hành hạch toán rút tiền để giải ngân cho C:

Nợ TK 0501XXXX0003: 500,000,000 VND

Có TK VND10001NNNN1374: 500,000,000 VND

Bước 2: GDV sẽ hạch toán nợ trong hạn cho C:

Nợ TK 2111: 500,000,000 VND

Có TK 0501XXXX0003: 500,000,000 VND

Bước 3: Hệ thống tự động tính lãi vay và hạch toán như sau:

Nợ TK 7020: 3,493,151 VND

Có TK 0501XXXX0003: 3,493,151 VND

Bước 4: Đến khi sổ tiết kiệm đáo hạn:

+ GDV hạch toán: o Vốn gốc: Nợ TK VND10001NNNN1374: 500,000,000 VND Có TK 2111: 500,000,000 VND o Lãi phải trả: Nợ TK 0501XXXX0003: 8,835,616 VND Có TK VND10001NNNN1374: 8,835,616 VND + Hệ thống hạch toán:

Đối với lãi TGTK, hệ thống vẫn tự động tính lãi cho KH và hạch toán cho đến khi đáo hạn như thường. Còn đối với lãi vay, cách hạch toán như sau:

Nợ TK VND10001NNNN1374: 3,493,151 VND Có TK 7020: 3,493,151 VND

Đồng thời, ghi nhận tài sản thế chấp:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)