Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2 Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm

2.2.1 Nguyên tắc kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính 2.2.1.1 Nguyên tắc và quy định kế toán 2.2.1.1 Nguyên tắc và quy định kế toán

- Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào số tài khoản chi trả tiền, nhận tiền ... để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra.

- Lãi tiền gửi cần được chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có trích trước tiền lãi phải trả vào chi phí đối với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, cần phải quan tâm đến thời hạn trích trước (của năm tài chính) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc cơ sở dồn tích. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ trả lãi bao gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kỳ ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào chi phí.

- Tất cả các số phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối cần được xử lý như các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ chối phải xem xét và đưa ra các quyết định xử lý tùy theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp (Ví dụ: một khoản khách hàng từ chối thanh toán do nghi ngờ

ngân hàng tính sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc,...). Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến việc “từ chối” và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót. (Loan, 2017)

2.2.1.2 Trình bày trên báo cáo tài chính

 Theo Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày, bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính (TCTC) tương tự”, việc trình bày các khoản tiền gửi, GTCG,… phải đảm bảo yêu cầu:

-Cần phân biệt hay trình bày riêng rẽ tiền gửi của các ngân hàng và của các TCTC khác tương tự với tiền gửi khách hàng cũng như cần phân biệt tiền gửi của khách hàng với GTCG mà ngân hàng phát hành.

-Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán.

-Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kỳ hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại, tính từ ngày khóa sổ lập Báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.

 Khi lập Báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành giấy tờ có giá phản ánh trên cơ sở thuần.

Trên các báo cáo tài chính của ngân hàng, tiền gửi được trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên cách thức trình bày phổ biến nhất là trình bày số dư tiền gửi phân theo loại tiền gửi, có chú ý đến việc tách riêng giá trị tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi. Các thông tin về tiền gửi cũng có thể được chi tiết hóa song đây không phải là nguyên tắc bắt buộc.

Dưới đây là một vài minh họa cho việc lập báo cáo tài chính về tiền gửi.

Ví dụ 1: Các thông tin trên Bảng cân đối kế toán - NHTMCP.ABC

(Đơn vị : Triệu đồng) Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng 44,734 Tiền gửi của khách hàng và ủy thác đầu tư 1,168,827

Ví dụ 2: Các thông tin trên bảng cân đối kế toán và chú thích - NHTMCP.ABC

(Đơn vị : Triệu đồng) Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng 44,734 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng 773,883 Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng 321,175

Tài sản giữ hộ 7,675

Ký quỹ 44,919

Tổng cộng: 1,213,561

Nguồn: Nguyễn Thị Loan (2017)

2.2.2 Chứng từ kế toán

Để có cơ sở truy cứu những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi tại NH, NH phải thu thập đủ những chứng từ sau:

- Giấy nộp tiền - Giấy rút tiền

- Phiếu thu, phiếu chi

- Số tiền gửi hoặc sao kê số dư tiền gửi. - Bảng kê tính lãi.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PGD BIÊN HÒA (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)