Các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 31)

- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều

1.2.2. Các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của người nộp thuế

Để nâng cao tính tuân thủ của NNT thì trƣớc hết cần phải hiểu đƣợc tính tuân thủ của NNT bị tác động bởi những yếu tố nào và mức độ tác động của những yếu tố này ra sao, từ đó cơ quan thuế mới sử dụng các chiến lƣợc và biện pháp thích hợp, hiệu quả để nâng cao tính tuân thủ của NNT. Có thể khái quát những yếu tố ảnh hƣởng đến tính tuân thủ của NNT thành bốn nhóm sau:

Nhóm yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội. Đây là nhóm yếu tố vĩ mô phản ánh tình hình kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tình hình lạm phát, tình hình chính trị,...Vì đây là yếu tố vĩ mô nên nhóm yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến tính tuân thủ của tất cả các nhóm NNT. Thông thƣờng, khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị, xã hội ổn định thì thì nhóm nhân tố này có thể bỏ qua vì khi đánh giá mức độ ảnh hƣởng tới tính tuân thủ của NNT qua các năm là tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp tình hình kinh tế xã hội bất ổn thì tác động của nhóm nhân tố về tình hình kinh tế - xã hội đến tình tuân thủ của

NNT lại rất lớn cả về phạm vi và mức độ ảnh hƣởng. Do vậy, cơ quan thuế cần đƣa yếu tố này vào tính toán với trọng số thích hợp trong quá trình đánh giá tính tuân thủ và xây dựng chiến lƣợc quản lý tính tuân thủ của NNT.

Nhóm yếu tố về hệ thống chính sách pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng. Việc tuân thủ tốt thƣờng bắt nguồn từ chính sách thuế rõ ràng. Luật rõ ràng và dễ hiểu sẽ là căn cứ vững chắc để xây dựng các chƣơng trình quản lý tính tuân thủ. Luật phức tạp và không rõ ràng sẽ làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật. Mặt khác, khi chính sách rõ ràng thì cơ quan thuế có nhiều cách để thực hiện quy trình quản lý công bằng. Khi cộng đồng nhận thấy luật không phù hợp với thực tế thì hiển nhiên các hành vi không tuân thủ sẽ ngày càng tăng thêm. Sự thay đổi của pháp luật về thuế có thể sẽ gây ra sự hiểu nhầm về luật hoặc chƣa nắm bắt kịp thời, vẫn hiện theo luật cũ ...

Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT, bao gồm các nhân tố về kinh

tế và nhân tố hành vi:

- Các nhân tố về kinh tế:

+ Gánh nặng về tài chính: luôn có một mối liên hệ giữa số nợ thuế và hành vi tuân thủ. Nếu nghĩa vụ thuế lớn thì NNT có thể tìm cách tránh phải nộp toàn bộ hoặc điều chỉnh số liệu báo cáo để làm giảm nghĩa vụ thuế;

+ Chi phí tuân thủ: Các chi phí này bao gồm thời gian bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí kế toán, chi giấy mực, đi lại,... và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý nhƣ căng thẳng thần kinh do NNT không biết chắc họ có đáp ứng các qui định của luật thuế hay không.

- Các nhân tố về hành vi:

+ Những khác biệt của từng cá nhân: Các nhân tố cá nhân tác động đến

hành vi bao gồm giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, đạo đức, ngành nghề, tính cách, hoàn cảnh và việc đánh giá rủi ro của từng ngƣời;

+ Cảm nhận về sự không công bằng: Một số NNT có cảm giác hệ thống thuế không công bằng và những NNT đã từng bị đối xử không công bằng sẽ ít tuân thủ hơn;

+ Cảm nhận về rủi ro tối thiểu: Nếu một NNT có cơ hội không tuân

thủ và nghĩ rằng chỉ có rủi ro không đáng kể nếu bị phát hiện thì NNT đó có thể chấp nhận rủi ro này. Điều này dẫn đến việc kê khai thấp một số loại doanh thu, thu nhập nào đó;

+ Chấp nhận rủi ro: Một số ngƣời nhìn nhận việc tránh thuế là một trò chơi và có thắng thua, họ thích thử nghiệm kỹ năng của mình trong việc tránh các nghĩa vụ và tránh để không bị bắt.

Nhóm nhân tố về hoạt động quản lý của cơ quan thuế. Đây là nhóm nhân tố phản ánh khả năng, trình độ tổ chức quản lý của cơ quan thuế. Nhóm nhân tố này đƣợc xác định bao gồm các nội dung nhƣ: tổ chức bộ máy của cơ quan thuế; các qui trình nghiệp vụ của cơ quan thuế; trình độ, năng lực của công chức thuế; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan thuế; dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế... Một cơ quan thuế có khả năng quản lý tốt sẽ đảm bảo tính thực thi của pháp luật thuế cao và đảm bảo tính răn đe đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 31)