Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 55 - 58)

- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều

2.2.3. Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế:

Quản lý đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế (ĐKKKNT) là quản lý thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Với cơ chế TKTN, mỗi DN trên địa bàn sẽ tự chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của quy trình này từ khâu đăng ký thuế đến kê khai và nộp thuế.

2.2.3.1. Tình hình đăng ký thuế

Cơ quan thuế quản lý NNT thông qua mã số thuế. Mã số thuế là một dãy số đƣợc cấp cho một tổ chức, cá nhân nộp thuế sử dụng trong suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế dùng để kê khai, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà NNT phải nộp, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí nội địa và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thống nhất giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan về đăng ký cấp mã số thuế cho NNT) [2].

Đối với TP Đà Nẵng, do đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế từ năm 2004 (việc đăng ký thuế đƣợc thực hiện cùng với đăng ký kinh doanh) đối với các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp (nhƣ: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân,…), nên việc đăng ký thuế của nhóm NNT này đƣợc triển khai thuận lợi dẫn đến tính tuân thủ của nhóm

doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong việc đăng ký thuế mới tƣơng đối tốt.

Tuy nhiên, việc đăng ký thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật Đầu tƣ) vẫn còn tình trạng doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣng đăng ký thuế không kịp thời. Đặc biệt đối với các nhà thầu nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam không theo Luật Đầu tƣ, đã đƣợc cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam nhƣng không hoặc rất chậm trể trong việc đăng ký thuế.

Bên cạnh đó, rủi ro tuân thủ lớn nhất trong việc đăng ký thuế của NNT là việc NNT không thực hiện khai báo khi nội dung đăng ký thuế có sự thay đổi (khai điều chỉnh, bổ sung đăng ký thuế) nhƣ thay đổi địa điểm trụ sở, địa điểm kinh doanh; thay đổi ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc có kinh doanh nhƣng không kê khai nộp thuế, bỏ trốn dẫn đến tình trạng cơ quan thuế chƣa kiểm soát hết đƣợc.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế tại bộ phận một cửa liên thông của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ thành phố Đà Nẵng (đối với doanh nghiệp trong nƣớc). Hồ sơ đƣợc bộ phận một cửa liên thông xử lý, truyền dữ liệu của doanh nghiệp đến Cục Thuế thành phố (Phòng Kê khai và Kế toán thuế) hoặc doanh nghiệp nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký thuế (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế khác) cho bộ phận một cửa (Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ Cục Thuế) để Cục Thuế thực hiện kiểm tra các thông tin kê khai trên hồ sơ đăng ký thuế và tiến hành cấp mã số thuế (cũng là mã số doanh nghiệp) cho doanh nghiệp trong nuớc hoặc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và tổ chức kinh tế khác. Quá trình kiểm soát hoạt động đăng ký thuế, cấp mã số thuế đƣợc thực hiện theo quy trình theo Hình 2.2 ở trang sau:

Nguồn: Quyết định số 443/QĐ-TCT ngày 29/4/2009 của Tổng cục Thuế [20]

(1) DN nộp hồ sơ đăng ký thuế để đƣợc cấp mã số thuế (tuỳ thuộc vào việc đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông hay không mà DN nộp tại cơ quan cấp phép kinh doanh hay Cục Thuế).

(2) Hồ sơ đăng ký thuế đƣợc chuyển cho bộ phận cấp mã số thuế (Phòng Kê khai và Kế toán thuế thuộc Cục Thuế).

(3) Chuyển mã số thuế đã cấp cho các bên liên quan để giao trả cho doanh nghiệp.

(4) Giao trả mã số thuế cho doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, quy trình đăng ký mã số thuế đã đƣợc luật pháp quy định tƣơng đối rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân khiến việc cấp mã số thuế vẫn còn chậm là do:

- Khâu chuẩn bị giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ của NNT mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc nhập số liệu, dữ liệu hồ sơ đăng ký thuế vào chƣơng trình còn phải làm thủ công, trong khi nhu cầu cấp mã số thuế rất lớn.

- Một bộ phận NNT chƣa thực sự quen với việc đăng ký thuế và chƣa am hiểu pháp luật.

- Một bộ phận công chức thuế trình độ chƣa cao và chƣa thực sự chuyên nghiệp.

- Việc đăng ký mã số thuế còn thực hiện thủ công nên chậm và rất khó Doanh nghiệp Phòng TTHT Cục Thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Hình 2.2: Quy trình đăng ký thuế, cấp mã số thuế (cho doanh nghiệp)

(1)

(2) (2)

(3) (1) (1)

kiểm soát đối chiếu về sự trùng lắp các giấy tờ chứng minh của NNT.

2.2.3.2. Tình hình khai thuế và tính thuế

Việc quản lý kê khai, nộp tờ khai thuế đã tập trung về một đầu mối, nên cơ quan thuế nắm đƣợc số tờ khai nộp theo quy định, quản lý kịp thời các trƣờng hợp chậm nộp và không nộp tờ khai, thực hiện đôn đốc, nhắc nhở, đồng thời xử lý vi phạm đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế, do vậy kết quả quản lý kê khai có chuyển biến rõ rệt trong thời gian qua. Số lƣợng NNT khai thuế và nộp tờ khai thuế đúng hạn tăng lên (từ 72% năm 2008, đến 93% năm 2012), chất lƣợng kê khai cũng tăng, số tờ khai không đúng, phải yêu cầu NNT kê khai lại hoặc khai bổ sung giảm dần qua các năm. Cụ thể:

Bảng 2.2 - Tình hình chấp hành kê khai thuế của NNT giai đoa ̣n 2008 -2012

TT Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Số tờ khai phải nộp 89.094 114.711 159.409 130.012 119.335 2 Tổng số tờ khai đã nộp 73.690 93.613 131.768 94.020 97.625 Số tờ khai đã nộp đúng hạn 52.701 66.077 117.949 85.134 90.563 Số tờ khai nộp chậm 20.989 27.536 13.819 8.886 7.062 Tỷ lệsố tờ khai đúng hạn so với số tờ khaiđã nộp 72% 71% 90% 91% 93% 3 Số tờ khai không nộp 15.404 21.098 27.641 35.992 21.710 Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so

với số tờ khai phải nộp 83% 82% 83% 72% 82%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 55 - 58)