Đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 74 - 79)

- Số thuế truy thu và phạt qua

1 Thuế giá trị gia tăng 25.068 230.877 204.524 268.979 376

2.3.2 Đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của người nộp thuế

2.3.2.1 Hệ thống pháp luật thuế

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành kết hợp sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, công cuộc cải cách chính sách thuế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, đó là:

Thứ nhất, hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát đƣợc hầu

hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bƣớc thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

phát triển, khuyến khích đầu tƣ, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Thứ ba, hệ thống chính sách thuế đƣợc ban hành chủ yếu dƣới hình thức luật tạo cơ sở pháp lý cao nhất để động viên một phần thu nhập của doanh nghiệp, dân cƣ vào NSNN. Nhờ đó đã đảm bảo cho nhu cầu chi thƣờng xuyên, dành một phần cho chi đầu tƣ phát triển, chi trả nợ, góp phần kiềm chế lạm phát.

Thứ tư, hệ thống chính sách thuế đã xoá bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ

thuế giữa các thành phần kinh tế trong nƣớc, thu hẹp chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trƣờng.

Thứ năm, Luật Quản lý thuế đƣợc ban hành đã thay đổi cơ bản phƣơng

thức quản lý thuế, đề cao trách nhiệm của NNT, đề cao vị thế cũng nhƣ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của NNT. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế quy định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nhằm bảo đảm phục vụ hỗ trợ NNT và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả. Các quy định của Luật Quản lý thuế nâng cao vai trò của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác quản lý thuế.

Bên cạnh những thành tựu trên, hệ thống chính sách pháp luật thuế hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại tác động không nhỏ đến tính tuân thủ của NNT:

Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn

thiện, tần suất sửa đổi bổ sung còn cao làm cho việc tiếp cận và nhận thức về sự thay đổi của chính sách thuế còn chậm. Chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, chƣa mang tính trung lập - đặc điểm vốn có của chính sách thuế ở các nƣớc tiên tiến. Hệ thống chính sách thuế chƣa bao quát toàn bộ đối tƣợng chịu thuế, NNT. Đặc biệt trong những năm gần đây liên tục có những chính sách miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nhằm

tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kích cầu cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế của NNT.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số qui định không rõ ràng, phức tạp gây khó khăn cho NNT thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc làm gia tăng chi phí tuân thủ của NNT (kể cả chi phí về thời gian, tài chính và những căng thẳng về tinh thần) khiến cho NNT có xu hƣớng trốn tránh nghĩa vụ của họ, thậm chí làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để gian lận thuế.

2.3.2.2 Những nhân tố thuộc về người nộp thuế

Nghiên cứu những yếu tố từ bản thân NNT, ở đây đề tài chỉ đi vào những nhân tố ảnh hƣởng quyết định đến tính tuân thủ thuế của NNT là: trình độ dân trí và văn hóa sinh hoạt của NNT.

Thứ nhất, về trình độ dân trí: Việt Nam luôn coi giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với những chính sách đầu tƣ thích đáng cho phát triển giáo dục trong thời gian vừa qua, trình độ văn hoá, giáo dục của ngƣời dân Việt Nam đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể. Điều này đƣợc thể hiện ở sự gia tăng liên tục ở chỉ số phát triển con ngƣời trong thập kỷ qua và những tiến bộ đạt đƣợc trong lĩnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam. Trong tổng số 177 nƣớc đƣợc xếp hạng về chỉ số phát triển con ngƣời trên thế giới, năm 1995 Việt Nam đứng ở vị trí 120 nhƣng đến năm 2005, Việt Nam đã tiến lên vị trí 108. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ.

Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu khả quan nhƣng so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên trình độ dân trí của ngƣời dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng vẫn ở mức tƣơng đối thấp. Đơn cử là số ngƣời đi học các loại hình và bậc học: dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chiếm khoảng 28-32% so với số ngƣời đang trong độ tuổi

nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Về chất lƣợng đại học và chuyên nghiệp, các kỹ năng và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của đa số học sinh, sinh viên chƣa bằng các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật, nhất là đội ngũ các DN còn hạn chế. Mặc dù chƣa có những số liệu điều tra, đánh giá một cách đầy đủ về vấn đề này nhƣng có thể nhận thấy mức độ hiểu biết và thực thi pháp luật của NNT còn rất thấp thông qua việc xử lý hàng loạt các vấn đề kiện tụng, tranh chấp liên quan đến luật pháp.

Việc hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận nhân dân, kể cả công chức, đảng viên trong các cơ quan nhà nƣớc còn hạn chế, chƣa tạo đƣợc dƣ luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trƣờng hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình, điều này dẫn đến mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT nói chung chƣa cao.

Thứ hai, về văn hóa sinh hoạt: trên góc độ quản lý kinh tế có thể xem xét đến hai vấn đề là tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng.

Mặc dù chúng ta đã có gần 30 năm đổi mới, quá trình hội nhập cũng đã đƣợc nhiều năm nhƣng dƣờng nhƣ tƣ duy pháp lý, ý thức tôn trọng pháp luật của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa có nhiều thay đổi. Ngƣời Việt đƣợc phát triển từ nền văn minh lúa nƣớc, mang đầy đủ đặc tính của một nền văn minh lúa nƣớc, đó là: sống theo cộng đồng làng xã, coi trọng mối quan hệ thân tình hơn là pháp luật; có tƣ duy manh mún, chƣa có đƣợc cái nhìn chiến lƣợc và tổng thể. Chính vì vậy, đối với pháp luật, vấn đề không tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong việc giải quyết các mối quan hệ, công việc phát sinh trong đời sống, thậm chí là các mối quan hệ liên quan đến một vấn đề tối quan trọng là “sở hữu” nhƣ tiền, tài sản vẫn xảy ra hàng ngày và tạo nên những rào cản cho việc xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta. Mặt khác, nƣớc ta vốn là một nƣớc nông nghiệp, cƣ dân sống và làm việc

trong các làng, bản, buôn; ở thành thị thì các phƣờng, hội của thƣơng nhân đƣợc xây dựng chủ yếu dựa trên quan hệ dòng họ, quê hƣơng, bản quán..., do đó, cƣ dân sống chủ yếu tuân thủ các lệ làng, hƣơng ƣớc của làng xã, của phƣờng, hội là chủ yếu.

Đối với ngƣời dân và DN, việc giải quyết các mối quan hệ dân sự, kinh tế không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ, đâu đó vẫn có chuyện giải quyết các mối quan hệ bằng luật “rừng”. Vẫn có ngƣời e dè khi nói đến việc áp dụng, tuân thủ luật pháp, kiện tụng, giải quyết tranh chấp... Rất ít DN có luật sƣ riêng hoặc chuyên viên pháp chế chuyên trách làm công tác pháp lý, dự báo các vấn đề pháp lý nảy sinh (ngoại trừ DN có vốn ĐTNN là thƣờng có bộ phận chuyên trách về pháp lý).

Về thói quen tiêu dùng, với nền kinh tế tiền mặt duy trì và tồn tại trong nhiều năm, phần lớn các giao dịch kinh doanh và tiêu dùng cá nhân đều đƣợc thực hiện bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, thói quen mua hàng hoá, dịch vụ không cần sử dụng hoá đơn vẫn tồn tại phổ biến trong dân chúng. Điều này gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản lý dòng tiền chi phí, thu nhập của DN và ngƣời dân. Từ đó dẫn đến rất khó kiểm soát các giao dịch thuộc diện chịu thuế để đánh thuế.

Với những tập quán sản xuất và tiêu dùng nhƣ đã phân tích ở trên có thể thấy tƣ tƣởng tƣ lợi cá nhân trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến, trong khi ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân với cộng đồng, xã hội còn thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của nhiều ngƣời dân chƣa cao.

Ngoài ra, về xuất xứ của các doanh nghiệp chủ yếu là hình thành từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề tự phát, chƣa có quy trình quy định quản lý chặt chẽ. Một bộ phận chủ doanh nghiệp kiến thức quản trị kinh doanh chƣa cao, chủ yếu là hoạt động theo kinh nghiệm. Tính liên kết của các doanh nghiệp chƣa có hệ thống, tính cạnh tranh thấp, cập nhật về chính sách pháp luật thuế còn hạn chế.

Việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế đã đƣợc thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21. Sau một thời gian thí điểm áp dụng cơ chế quản lý thuế tự TKTN ở một số Cục Thuế và trên một vài sắc thuế chủ yếu, đến ngày 01/7/2007, cơ chế quản lý thuế TKTN đã đƣợc triển khai áp dụng trên toàn quốc cùng với Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành.

Hệ thống quản lý thuế hiện hành tuy đã đạt đƣợc một số thành công bƣớc đầu nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những điều kiện để thực hiện thành công cơ chế TKTN nhƣ đã nêu ở chƣơng 1. Những tồn tại đƣợc kể ra ở phần 2.2 chƣơng này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý thuế, làm cho tính tuân thủ pháp luật của NNT không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 74 - 79)